Content text 20. Hình phạt tiền và miễn, giảm hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - Ths.Ncs. Đỗ Thị Huệ.pdf
HÌNH PHẠT TIỀN VÀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TIỀN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI Đỗ Thị Huệ Tóm tắt Trong những năm gần đây, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Nai luôn có số lượng án thụ lý, giải quyết rất cao trong đó tỷ lệ án hình sự tăng đều qua các năm. Thông qua tình hình tình hình áp dụng hình phạt tiền và miễn, giảm hình phạt tiền trong thực tiễn xét xử, bài viết nêu ra những vướng mắc, bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng hình phạt tiền và miễn, giảm hình phạt tiền trong hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Đồng Nai nói riêng. Từ khóa: hình phạt tiền, miễn, giảm hình phạt tiền, thực tiễn, Đồng Nai 1. Đặt vấn đề Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thể hiện yêu cầu về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp; coi trọng hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Chính sách pháp luật hình sự về hình phạt tiền có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước đối với việc giảm hình phạt tù và tăng cường các hình phạt không tước tự do, là quan điểm tiến bộ thể hiện được các nguyên tắc của pháp luật hình sự, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý tội phạm, phù hợp với xu hướng phát triển của luật hình sự thế giới. Tuy nhiên không phải lúc nào áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn xét xử cũng đáp ứng được các yêu cầu của chính sách hình sự và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự. Các chế định về miễn, giảm hình phạt tiền là một biện Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh, Thẩm phán TAND thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
2 pháp, phương thức để thực hiện các nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, thể hiện tính nhân đạo, công bằng, bảo đảm đạt mục đích của hình phạt, hiệu quả của pháp luật 1 . Việc thực hiện chính sách pháp luật hình sự về hình phạt tiền tại Đồng Nai có nhiều đặc trưng riêng, khác biệt. Đồng Nai có dân số đông, có nhiều khu công nghiệp, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ phát triển năng động. Hiện nay, Đồng Nai có khoảng 37 dân tộc anh em cùng sinh sống, là một địa bàn đa tôn giáo trong đó số người theo đạo Công giáo đông nhất cả nước. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có vị thế quan trọng về phương diện an ninh quốc phòng của cả nước do tất cả các tuyến đường quốc lộ huyết mạch đều đi qua địa bàn của tỉnh. Với sự phức tạp đó, các tranh chấp nói chung và án hình sự nói riêng của tỉnh Đồng Nai nhiều năm qua đều tăng. Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội không chỉ liên quan đến thực hiện chính sách pháp luật hình sự mà còn ảnh hưởng đến các chính sách về tôn giáo, dân tộc, các chủ trương, đường lối của Nhà nước về an ninh quốc phòng. Thực tế, quá trình áp dụng hình phạt tiền và miễn, giảm hình phạt tiền tại tỉnh Đồng Nai thấp, còn chưa đúng quy định, chưa được coi trọng nên còn chưa đạt hiệu quả như yêu cầu của Nhà nước ta đặt ra. Nguyên nhân phát sinh từ nhiều khó khăn, vướng mắc bất cập cả trong quy định của pháp luật và trong các vấn đề về nguồn nhân lực, các yếu tố xã hội khác. 2. Những vấn đề chung về hình phạt tiền và miễn, giảm hình phạt tiền 2.1. Về hình phạt tiền (HPT) - HPT được quy định tại Điều 35 BLHS 2015 và được áp dụng là hình phạt chính (HPC) hoặc hình phạt bổ sung (HPBS). BLHS năm 2015 quy định về HPT được áp dụng với người phạm tội và PNTM phạm tội nên các quy định về HPT có những điểm chung nhưng cũng có những đặc điểm khác biệt về điều kiện, phạm vi, các tội danh áp dụng... - Với tư cách là hình phạt chính, HPT được quy định áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng; tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về môi trường, tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác. Đối với PNTM, hình phạt tiền được quy định trong chế tài tất cả tội phạm mà PNTM phải chịu trách nhiệm hình sự. 1 Trần Thị Quỳnh (2020), Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr.01.
3 BLHS 2015 quy định HPT là HPC trong 118/318 điều luật, chiếm tỷ lệ 37,1% với 278 khung hình phạt; trong đó quy định với PNTM phạm tội là 33 điều luật với 91 khung hình phạt 2 . - Với tư cách là hình phạt bổ sung, HPT được quy định áp dụng với các tội tham nhũng, tội phạm về ma tuý và nhiều tội khác do BLHS quy định. Có 134 điều luật quy định HPT là HPBS trong BLHS 2015. - BLHS 2015 không quy định mức cao nhất của hình phạt tiền, mà chỉ quy định mức thấp nhất tại Khoản 3 Điều 35 (đối với người bị kết án không thấp hơn 1.000.000đồng), Khoản 2 Điều 77 (đối với pháp nhân thương mại không thấp hơn 50.000.000đồng). Mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi tội phạm được quy định tại quy phạm phần các tội phạm của Bộ luật. - BLHS 2015 quy định HPT đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo Điều 99 BLHS, có thể áp dụng HPT là HPC đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm các tội quy định tại Điều 35 BLHS với điều kiện người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng; tài sản đó có thể do người phạm tội trực tiếp quản lý hoặc do người đại diện quản lý. Mức phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi không quá 1/2 mức phạt tiền mà điều luật quy định. Như vậy, khung phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nằm trong khung không quá 1/2 về mức tối thiểu cũng như mức tối đa quy định. Mức phạt này được xác định đối với hình phạt chính và cả hình phạt bổ sung. 2.2. Về miễn, giảm hình phạt tiền * Miễn hình phạt và miễn hình phạt tiền - Miễn hình phạt được quy định tại các Điều 59, 88 của Bộ luật Hình sự 2015. Miễn hình phạt là không buộc người, PNTM bị kết án phải chịu hình phạt. Miễn hình phạt khác với miễn trách nhiệm hình sự và thể hiện ở các đặc điểm sau: cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự khác với cơ sở của miễn hình phạt, thủ tục tố tụng của việc áp dụng hai chế định đó cũng khác nhau; hậu quả pháp lý hình sự của việc áp dụng hai chế định đó cũng khác nhau3 . Như vậy, miễn hình phạt tiền là không buộc người, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu hình phạt tiền mà Tòa án đã áp dụng và đây là thẩm quyền của Tòa án. Cơ sở của việc miễn hình phạt tiền là người phạm tội phải thuộc các trường hợp quy định 2 TS. Lê Minh Tùng (2022), Hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng, Nxb.Chính trị Quốc gia sự thật, tr. 120 và 121. 3 Võ Khánh Vinh (2021), Áp dụng pháp luật hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội, tr.479.
4 tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 54 BLHS 2015 (đó là các trường hợp có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên hoặc trường hợp người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa được miễn trách nhiệm hình sự thì được xem xét cho miễn hình phạt) hoặc pháp nhân thương mại phạm tội đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. - Miễn hình phạt tiền khác với miễn chấp hành hình phạt tiền. Miễn hình phạt tiền được Tòa án thực hiện trong giai đoạn xét xử 4 , được xác định cụ thể trong bản án; người phạm tội được miễn hình phạt không bị coi là có án tích5 . Miễn chấp hành hình phạt tiền là trường hợp người, pháp nhân thương mại bị kết án trong giai đoạn thi hành án được Tòa án quyết định cho họ không phải chấp hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt tiền của bản án đã tuyên khi họ có đủ điều kiện do Bộ luật Hình sự quy định6 . * Giảm hình phạt và giảm hình phạt tiền. Giảm hình phạt là hoạt động thường xuyên của Tòa án áp dụng trong việc quyết định hình phạt trên cơ sở người, pháp nhân thương mại phạm tội nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ và có đủ những điều kiện do pháp luật quy định nhằm đạt được mục đích của hình phạt. Giảm hình phạt tiền khác với giảm chấp hành hình phạt tiền. Tương tự như miễn HPT thì giảm hình phạt tiền được Tòa án thực hiện trong giai đoạn xét xử, được xác định cụ thể trong bản án; giảm chấp hành hình phạt tiền được Tòa án thực hiện trong giai đoạn thi hành án và hiện nay được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước. Như vậy, miễn, giảm hình phạt tiền thể hiện chính sách hình sự “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo” của Nhà nước. 3. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền và miễn, giảm hình phạt tiền của Toà án hai cấp tỉnh Đồng Nai 3.1. Về hình phạt tiền 4 Quốc hội (2016), Bộ luật Tố tụng Hình sự, Nxb. Quốc gia Chính trị Quốc gia Sự thật, điểm d Khoản 1 Điều 125, Khoản 2 Điều 328, điểm a Khoản 1 Điều 357, điểm c Khoản 2 Điều 451. 5 Quốc hội (2016), Bộ luật Hình sự, Nxb. Quốc gia Chính trị quốc gia Sự thật, khoản 2 Điều 60. 6 Quốc hội (2016), Bộ luật Hình sự, Nxb. Quốc gia Chính trị quốc gia Sự thật, khoản 5 Điều 60. Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước.