Content text CHUYÊN ĐỀ 3. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (File HS).pdf
CHUYÊN ĐỀ 3. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn ♦ Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. ♦ Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử. ♦ Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau. II. Cấu tạo bảng tuần hoàn Ô nguyên tố - Mỗi nguyên tố được xếp vào một ô gọi là ô nguyên tố. - STT ô = Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = số đơn vị điện tích hạt nhân. Chu kì - Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp thành một hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - STT chu kì = số lớp electron. - Bảng tuần hoàn có 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ (1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (4, 5, 6, 7). Nhóm nguyên tố - Là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A (gồm 8 cột) và 8 nhóm B (gồm 10 cột). - STT nhóm A = số electron lớp ngoài cùng. III. Vị trí các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn Kim loại - Bao gồm: nhóm IA (trừ H), IIA, IIIA (trừ B), một phần nhóm IVA, VA, VIA và tất cả các nguyên tố nhóm B. + Nhóm IA: Nhóm kim loại kiềm (Li, Na, K, Rb, Cs, Fr). + Nhóm IIA: Nhóm kim loại kiềm thổ (Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra). Aluminum (Al) Copper (Cu) Iron (Fe) Gold (Au) Phi kim - Bao gồm: Hầu hết nhóm VA, VIA, VIIA và một phần nhóm IIIA, IVA, IA (hydrogen). + Nhóm VIIA: Nhóm halogen (F, Cl, Br, I, At, Ts). Chlorine (Cl) Sulfur (S) Bromine (Br) Carbon (C) Khí hiếm - Thuộc nhóm VIIIA: He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn, Og.
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy điền các từ và cụm từ sau vào chỗ trống thích hợp: kim loại phi kim khí hiếm một cột số lớp electron một hàng số hiệu nguyên tử điện tích hạt nhân Số electron lớp ngoài cùng (a) Bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần (1) .................... nguyên tử. Các nguyên tố trong cùng (2) .................. có cùng số lớp electron trong nguyên tử. các nguyên tố trong cùng (3) ................... có tính chất hóa học tương tự nhau. (b) (4) .............................. chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nguyên tử của các nguyên tố thuộc cùng một chu kì có cùng (5) ........................ Nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm A có (6) .................................. bằng nhau. (c) Phần lớn các nguyên tố (7) ........................ nằm phía bên trái của bảng tuần hoàn và các nguyên tố (8) ......................... được xếp phía bên phải của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố (9) ....................... nằm ở cột cuối cùng của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Câu 2. [CD - SBT] Ghép mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để tạo thành phát biểu đúng. Cột A Cột B (1) Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng (2) Số thứ tự của chu kì bằng (3) Số thứ tự của nhóm A bằng (4) Mỗi chu kì bao gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có (5) Mỗi nhóm bao gồm các nguyên tố có (a) số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc về chu kì đó. (b) tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. (c) số điện tích của hạt nhân nguyên tử. (d) số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm đó. (e) số electron trong nguyên tử. (g) cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. (h) số proton trong nguyên tử. Câu 3. [CTST - SBT] Quan sát ô nguyên tố và tả lời các câu hỏi sau: (a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium? (b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? (c) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì? (d) Calcium có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh hoạ. Câu 4. [KNTT - SBT] Nguyên tố X (Z = 20) là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm sữa. Sự thiếu hụt một lượng rất nhỏ của X trong cơ thể đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng, nhưng nếu cơ thể thừa nguyên tố X lại có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng. Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn.
Câu 5. Nicotin là một hóa chất gây nghiện có trong cây thuốc lá. Công thức của nicotin được biểu diễn như hình bên. (a) Hãy cho biết nicotin chứa những nguyên tố nào? (b) Xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố nào? (kim loại, phi kim hay khí hiếm). Câu 6. Quan sát mô hình cấu tạo của bốn nguyên tử thuộc bốn nguyên tố có kí hiệu lần lượt là A, B, C, D dưới đây: Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau đây: Nguyên tử nguyên tố A B C D Số lớp electron Số electron lớp ngoài cùng Số hiệu nguyên tử STT ô nguyên tố Chu kì Nhóm Câu 7. [CD - SBT] Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hãy điền các thông tin còn thiếu vào các ô trống trong bảng dưới đây: STT ô nguyên tố Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Số proton Số electron Chu kì Nhóm 8 18 13 19 2 VIIA 3 IIA Phosphorus P Silicon Si Câu 8. [CTST - SBT] Cho các nguyên tố hoá học sau: H, Mg, B, Na, S, O, P, Ne, He, Al. (a) Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm? (b) Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì? (c) Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm?
Câu 9. [CD - SBT] Phosphorus là một trong những thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào, được tìm thấy trong chất di truyền, màng tế bào,... có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào như di truyền, hấp thụ dinh dưỡng,... Cùng với calcium, phosphorus có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương. (a) Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy trình bày các đặc điểm của nguyên tố phosphorus (ô nguyên tố, chu kì, nhóm, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử, số proton, điện tích hạt nhân, là kim loại, phi kim hay khí hiếm). (b) Đọc thông tin ở trên và giải thích vì sao người ta nói “phosphorus là nguyên tố thiết yếu cho cơ thể sống”. Câu 10. [CD - SBT] Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cho biết: (a) Một số thông tin (ô nguyên tố, chu kì, nhóm; là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm) của những nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 6, 9 và 19. (b) Vì sao các nguyên tố Li, Na và K được xếp vào cùng một cột/ nhóm? Giải thích thương tự với các nguyên tố O, S và Se. (c) Vì sao các nguyên tố B, C, N và F được xếp vào cùng một hàng/ chu kì? Giải thích tương tự với các nguyên tố Na, Mg và Al. (d) Vì sao các nguyên tố He, Ne và Ar được xếp vào cùng một cột/ nhóm? Câu 11. [KNTT - SBT] Hãy tìm hiểu và cho biết: (a) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng, ở điều kiện thường. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết nguyên tố đó ở ô số bao nhiêu. (b) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin (chất có khả năng vận chuyển khí oxygen từ phổi đến các tế bào), nếu thiếu nguyên tố này cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh thiếu máu. Hãy kế ra ít nhất 3 ứng dụng trong đời sống của nguyên tố kim loại đó. (c) Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố khí hiếm dùng để bơm vào bóng bay hoặc khinh khí cầu. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 12. [CD - SBT] Các phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích các phát biểu sai vì sao? (a) Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng số proton trong nguyên tử đó. (b) Tất cả nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng. (c) Tất cả nguyên tử của các nguyên tố ở chu kì 2 đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng. (d) Trong nguyên tử, các electron được xếp theo từng lớp. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài. Mỗi lớp electron có một số electron nhất định. (e) Số thứ tự của nhóm bằng số lớp electron trong nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm đó. (g) Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì đó. Câu 13. Quan sát ô nguyên tố sau: