Content text 39. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử THPT Hàm Rồng L3 - Thanh Hóa - có lời giải.docx
Mã đề 621 Trang Seq/Seq SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG -------------------- (Đề thi có ___ trang) ĐỀ KSCL THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 Phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 621 PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất của một cuộc cách mạng A. tư sản kiểu mới B. dân chủ tư sản. C. tư sản kiểu cũ. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 2. Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc. B. kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang. C. lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công. D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. Câu 3. Cuộc cải cách nào dưới đây trong lịch sử Việt Nam ( trước năm 1858) đã đưa nước ta phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của chế độ phong kiến? A. Cải cách của Lê Thánh Tông. B. Cải cách của Minh Mạng. C. Cải cách của Gia Long. D. Cải cách của Hồ Quý Ly. Câu 4. Trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp thực hiện chính sách nhất quán nào dưới đây? A. Hạn chế tối đa nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp. B. Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất tư bản. C. Không đầu tư vốn vào các ngành kinh tế có tính chất hiện đại. D. Không cho phép kinh tế thuộc địa cạnh tranh với chính quốc. Câu 5. Hoạt động nào sau đây thể hiện được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế? A. Xây dựng chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật,... B. Ra công ước quốc tế về quyền phụ nữ và trẻ em. C. Thúc đẩy quá trình giành độc lập của các nước thuộc địa, phụ thuộc. D. Đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ nhằm xoá bỏ đói nghèo. Câu 6. Đâu là một trong những biểu hiện của vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam (1954-1975)? A. Giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh. B. Làm nghĩa vụ hậu phương của chiến tranh cách mạng. C. Trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ. D. Hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Câu 7. Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa A. hợp đồng binh chủng, bao vây, đánh lấn và đánh công kiên. B. tiến công quân sự kết hợp với nổi dậy của nhân dân. C. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động. D. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. Câu 8. Tác phẩm “ Mười ngày rung chuyển thế giới” của nhà báo Giôn Rít ( Mỹ) đã đề cập đến vấn đề nào của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Ý nghĩa. B. Nguyên nhân. C. Diễn biến. D. Hoàn cảnh. Câu 9. Chiến thắng Vạn Tường (8-1965) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ? A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Đông Dương hóa chiến tranh. D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Mã đề 621 Trang Seq/Seq Câu 10. Âm mưu cơ bản của “ Chiến tranh đặc biệt ” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là A. đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. B. “dùng người Việt đánh người Việt”. C. đưa quân Mỹ ào ạt vào miền Nam. D. đưa cố vấn Mỹ ào ạt vào miền Nam. Câu 11. Quá trình phát triển từ ASEAN 6 đến ASEAN 10 phản ánh A. sự mở rộng ảnh hưởng của tổ chức ra toàn khu vực. B. chống gia tăng xung đột về kinh tế trong khu vực. C. chống gia tăng xung đột về quân sự trong khu vực. D. sự mở rộng ảnh hưởng của tổ chức ra toàn cầu. Câu 12. Trong Đông xuân 1953 - 1954, Pháp đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương. Vấn đề đó được tiến hành trong A. tình thế chủ động. B. bước 2 của kế hoạch Nava. C. bước 1 của kế hoạch Nava. D. tình thế bị động. Câu 13. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam có điểm tương đồng về A. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng. C. lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi. D. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi. Câu 14. Đâu là điểm tương đồng trong nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) và Chính sách kinh tế mới ở nước Nga xô viết (NEP, 1921)? A. Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật. B. Ưu tiên phát triển nông, công thương nghiệp nặng và giao thông vận tải. C. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Câu 15. Quốc gia nào sau đây Không tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)? A. Mỹ. B. Đức. C. Liên Xô. D. Anh. Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những bài học xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam được vận dụng vào công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay? A. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. B. Kết hợp yếu tố sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. C. Liên minh chặt chẽ với các nước ở khu vực Đông Nam Á. D. Khai thác hợp lí và hiệu quả nguồn viện trợ từ bên ngoài. Câu 17. Ra quân với tinh thần “ Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào sau đây ? A. Chiến dịch Tây nguyên. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 18. Trong thời kỳ 1954 – 1975, Mĩ buộc phải tuyên bố “ phi Mĩ hóa” chiến tranh bởi thắng lợi nào của quân dân ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến thắng của trận “ Điện Biên Phủ” trên không. B. Cuộc Tiến công chiến lược xuân – hè năm 1972. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968. Câu 19. Thắng lợi nào sau đây của quân ta buộc Thực dân Pháp phải chuyển sang chiến lược “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” ? A. Việt Bắc thu đông năm 1947. B. Điện Biên Phủ năm 1954. C. Biên Giới thu đông năm 1950. D. Bắc đô thị Vỹ tuyến 16. Câu 20. Hội nghị lần thứ 24, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt A. hành chính. B. kinh tế C. xã hội D. nhà nước
Mã đề 621 Trang Seq/Seq b) Từ nội dung tư liệu và thực tiễn cho thấy thực chất nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa phản ánh kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. c) Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa là thay đổi mục tiêu đổi mới với những hình thức và bước đi thích hợp. d) Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm đổi mới về kinh tế của Đảng Lao Động Việt Nam từ năm 1986. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “ Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa ra đời đã đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Nạn đói chưa chấm dứt, nạn lụt chưa được khắc phục, các ngành sản xuất đình trệ, tài chính trống rỗng, hơn 90% nhân dân mù chữ do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại, nhiều tập tục hủ bại, mê tín dị đoan tồn tại khá nhiều trong tỉnh. Giữa lúc đó được quân Anh giúp sức, quân đội viễn chinh Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ. Đầu tháng 9/1945, 20 vạn quân Tưởng vào miền Bắc với danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp vũ khí Nhật bại trận, nhưng thực tế là thực hiện âm mưu thâm độc của Mỹ là tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh và lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng”. Trích nguồn https//vinhyen.vinhphuc.gov.vn a) Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi chính là quân Anh, Tưởng mang danh quân đồng minh vào nước ta nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. b) Đoạn trích cũng cho thấy câu nói của Bác “ Việc giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu” là hoàn toàn đúng đắn. c) 20 vạn quân Tưởng vào miền Bắc với danh nghĩa quân đồng minh là theo quyết định của Hội nghị Potxđam. d) Đoạn trích đề cập đến những thuận lợi và khó khăn trong nước mà nhân dân ta đối mặt sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Từ năm 1961 đến năm 1968 là khoảng thời gian đế quốc Mĩ lần lượt triển khai hai chiến lược chiến tranh hòng tiếp tục âm mưu xâm lược và thống trị miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Cuộc chiến leo thang với quy mô ngày càng mở rộng và cường độ ngày càng khốc liệt trên cả hai miền Nam, Bắc trở thành cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mĩ xâm lược. Trong cuộc đụng đầu lịch sử đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân, toàn quân ta đã triển khai và thực hiện có hiệu quả đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, đẩy mạnh chiến lược tiến công, đương đầu và đánh thắng các bước leo thang chiến tranh”. (Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr.281). a) Trong những năm 1961-1968 quân và dân miền Nam Việt Nam đã làm thất bại các chiến thuật “ Trực thăng vận, Thiết xa vận” của Mỹ nguỵ và tay sai. b) Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, nhân dân ta đã liên tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ đã thực thi ở miền Nam Việt Nam. c) Thắng lợi của cách mạng 2 miền Nam – Bắc trong những năm 1961-1968 mở ra thời kỳ đấu tranh mới “ vừa đánh vừa đàm” cho cách mạng Việt Nam. d) Biện pháp cơ bản được Mỹ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam từ 1961 đến 1968 là ra sức chiếm đất, giành dân. ------ HẾT ------