Content text ĐỀ VIP 3 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025 -N1.pdf
A. Tia α. B. Tia β +. C. Tia β −. D. Tia γ. Câu 18: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 cm được đặt cố định trong một từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây. Cho độ lớn cảm ứng từ của từ trường tăng đều theo thời gian từ B0 = 0,01 T đến B = 0,03 T trong thời gian Δt = 0,02 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian này là A. 0,04 V. B. 0,2 V. C. 0,4 V. D. 0,02 V. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một học sinh làm thí nghiệm khảo sát áp suất của một lượng khí xác định theo nhiệt độ tuyệt đối của nó ở một thể tích không đổi là V = 25 cm3 , thu được kết quả như ở bảng sau đây. p (kPa) 1060 1090 1120 1160 1190 1220 1250 1270 T (K) 300 310 320 330 340 350 360 370 a) Với sai số dưới 10%, nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí tăng bao nhiêu lần thì áp suất của nó tăng bấy nhiêu lần. b) Lượng khí đã dùng trong thí nghiệm là 11 mol. c) Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa p và T có dạng như hình vẽ. d) Lấy tỉ số giữa p (tính theo đơn vị kPa) và T (tính theo đơn vị K) với hai chữ số có nghĩa, khi nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí là 285 K thì áp suất của nó bằng 1007 kPa. Câu 2: Hình bên mô tả một chiếc ô tô 4 bánh đang vượt qua một sa mạc. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ khí ngoài trời là t0 = 5,0 oC. Thể tích và áp suất của khí chứa trong mỗi lốp xe là V = 1,2 m3 và p0 = 2,5 bar với 1 bar = 105 Pa. Coi khí trong lốp xe là khí lí tưởng và có nhiệt độ như khí ngoài trời. Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt của các lốp xe. a) Các phân tử khí trong lốp xe chuyển động nhiệt va chạm với thành bên trong của lốp nên khí gây ra áp suất lên thành lốp. b) Tổng số mol khí có trong 4 lốp của 4 bánh xe là 519 mol. c) Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến t = 42oC thì áp suất khí trong các lốp xe bằng 21 bar. d) Độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí trong lốp xe do sự gia tăng nhiệt độ này là 8,69 ∙ 10−22 J. Câu 3: Nguyên tử hydrogen có cấu tạo gồm hạt nhân là một proton có điện tích là e = 1,6. 10−19 C, lớp vỏ là một electron có điện tích là −e. Coi electron trong nguyên tử hydrogen chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo là r = 5,3. 10−11 m và vận tốc là v⃗ như hình vẽ. Khối lượng của electron là me = 9,1. 10−31 kg.