PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 4 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 (FORM TT-7791).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của acetylene? A. CH 3 – CH 3 . B. CH ≡ C – CH 3 . C. CH 2 = CH 2 . D. CH 3 – Cl. Câu 2. Benzene tác dụng với Br 2 khan (xúc tác FeBr 3 , t o ) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là A. 1,2-dibromobenzene. B. 1,3-dibromobenzene. C. 1,4-dibromobenzene. D. bromobenzene. Câu 3. Chất nào sau đây là alcohol bậc III? A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. 2-methylpropan-1-ol. D. 2-methylpropan-2-ol. Câu 4. Trong các alcohol sau, alcohol nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. CH 3 CH 2 OH. B. HOCH 2 CH 2 OH. C. CH 3 CH 2 CH 2 OH. D. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH. Câu 5. Cho các hợp chất: hexane, bromoethane, ethanol, phenol. Trong số các hợp chất này, hợp chất tan tốt trong nước là A. hexane. B. bromoethane. C. ethanol. D. phenol. Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng. B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H 2 . C. Phenol tác dụng với NaHCO 3 tạo khí CO 2 . D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H 2 . Câu 7. Công thức tổng quát của aldehyde đơn chức, mạch hở là A. C n H 2n+1 CHO (n ≥ 0). B. C n H 2n CHO (n > 0). C. C n H 2n-1 CHO (n ≥ 1). D. C n H 2n CHO (n ≥ 1). Câu 8. Propanal thể hiện vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng nào dưới đây? A. CH 3 CH 2 CHO + Br 2 + H 2 O → CH 3 CH 2 COOH + 2HBr B. CH 3 CH 2 CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH ot CH 3 CH 2 COONH 4 + 3NH 3 + H 2 O + 2Ag. C. 2CH 3 CH 2 CHO + 5O 2 ot 4CO 2 + 4H 2 O. D. CH 3 CH 2 CHO + 2[H] 4NaBH CH 3 CH 2 CH 2 OH. Câu 9. Dung môi CHCl 3 có tên gọi thông thường là A. methane chloride. B. chloroform. C. chloromethane. D. methyl chloride Câu 10. Ứng dụng nào sau đây không phải của acetone? A. Dùng làm dung môi. B. Sản xuất bisphenol-A. C. Sản xuất chloroform. D. Sản xuất thuốc nổ. Câu 11. Số công thức cấu tạo chứa nhóm carboxylic có cùng công thức C 5 H 10 O 2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12. Hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là C 3 H 4 O 2 . (X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide và dung dịch bromine. Tên gọi của (X) là A. methyl acetate. B. acrylic acid. C. propane-1,3-diol. D. acetone. Mã đề thi: 444
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Thực hiện thí nghiệm sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1mL dung dịch CuSO 4  2% và 1mL dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm rồi nhỏ vào 7 - 10 giọt glycerol. Hiện tượng quan sát được như sau: + Sau bước 1, thấy xuất hiện kết tủa xanh trong ống nghiệm. + Sau bước 2, kết tủa tan thành dung dịch xanh lam đậm. a) Thí nghiệm trên chứng tỏ glycerol có tính chất của polyalcohol. b) Nếu thay glycerol bằng ethanol thì hiện tượng thí nghiệm vẫn tương tự. c) Có thể dùng thí nghiệm này để phân biệt ethylene glycol và methanol. d) Sau bước 2, sản phẩm hữu cơ thu được có công thức là [C 3 H 5 (OH) 2 ] 2 Cu. Câu 2. Benzoic acid là carboxylic acid thơm có công thức phân tử C 7 H 6 O 2 . Benzoic acid được dùng làm chất bảo quản trong nước ngọt, sữa chua, mứt, bánh kẹo, nước tương, nước mắm công nghiệp…Theo TT 24/2019/TT-BYT về mức sử dụng tối đa phụ gia trong thực phẩm (ML) thì benzoic acid có giá trị ML là 300 mg.kg -1 đối với đồ tráng miệng từ sữa (bánh pudding, sữa chua có hương vị...) a) Benzoic acid có công cấu tạo là b) So với benzyl alcohol thì benzoic acid có nhiệt độ sôi cao hơn, do liên kết hydrogen giữa các phân tử acid bền vững hơn liên kết hydrogen giữa các phân tử alcohol. c) Dung dịch benzoic acid làm phenolphtalein chuyển màu hồng. d) Khi phân tích một lô sữa chua có khối lượng 120 gam/ hộp, được kết quả thành phần trong một hộp có chứa 37,5 mg benzoic acid. Vậy lô sữa chua trên có lượng benzoic acid nằm trong mức được phép sử dụng phụ gia theo TT 24/2019/TT-BYT. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Phản ứng đốt cháy methane có trong khí thiên nhiên toả ra một nhiệt lượng lớn. Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất: Chất 4CHg 2Og 2COg 2HOg f298ΔHkJ/mol∘ 74,9 0 393,5 241,8 Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 2,0 kg methane tương đương điện năng của k số điện (1 số điện = 3600 kJ). Giá trị của k là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 2. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: Có bao nhiêu chất thuộc loại phenol? Câu 3. Tiến hành chuẩn độ acetic acid bằng dung dịch sodium hydroxide 0,15 M. Sau khi thực hiện thí nghiệm chuẩn độ này 3 lần, thu được bảng dưới đây: Số lần Thể tích acetic acid (mL) Thể tích dung dịch NaOH cần dùng (mL) 1 6,0 20,0 2 6,0 19,0 3 6,0 21,0
Nồng độ mol của acetic acid là bao nhiêu mol/L? Câu 4. Citronellal là hợp chất carbonyl có hàm lượng lớn trong tinh dầu bạch đàn chanh (Corymbia citriodora) với công thức cấu tạo như hình sau. Hãy cho biết phân tử khối của citronellal? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Hãy mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm sau và giải thích, viết phương trình hóa học xảy ra nếu có. Cho 1 mL dung dịch I 2 trong KI (màu và 1 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Nhỏ từ từ 2 mL butanone, lắc đều rồi để yên. Câu 2. Nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do lạm dụng rượu, bia. Hiện nay, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam nghiêm cấm sử dụng rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông và xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm. Là một học sinh, em có thái độ như thế nào và sẽ làm gì để giúp bản thân, gia đình và mọi người xung quanh tránh bị ảnh hưởng bởi rượu, bia? (Nêu tối thiểu 4 biểu hiện) Câu 3. Oxi hóa không hoàn toàn ethylene (có xúc tác) để điều chế acetic aldehyde thu được hỗn hợp X. Dẫn 2,479 lít khí X (ở đkc) vào một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3  đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 16,2 gam Ag kết tủa. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính hiệu suất của quá trình oxi hóa ethylene. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câ u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B D D B C D A D B D C B Phần II (2,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 2 a Đ b S b Đ c Đ c S d S d S Phần III (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 28 3 0,5 154 Phần IV (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1. Màu vàng nâu của dung dịch iodine bị nhạt màu, xuất hiện kết tủa màu vàng. CH 3 CH 2 COCH 3 + I 2 + NaOH → CH 3 CH 2 COONa + CHI 3 + 3NaI + 3H 2 O Câu 2. - Tuyên truyền với bạn bè, gia đình, và mọi người xung quanh về tác hại củarượu, bia. - Không tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia. - Tránh xa các cuộc chơi, cuộc nhậu không lành mạnh. - Trang bị kiến thức đầy đủ để có thể bảo vệ bản thân khỏi những lời mời, rủ rê. Câu 3. a) 2CH 2 =CH 2  + O 2  → 2CH 3 CHO   CH 3 CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH ot CH 3 COONH 4 + 2Ag↓ + 3NH 3 + H 2 O b) CHCHO 3n = CH 24n pư = Agn 2 = 0,075 mol 0,075 H.10075% 0,1

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.