TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2017 QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Hoàng Thị Hồng 2017 | PDF | 82 Pages
[email protected] 1 “MỞ ĐẦU“ 1. “Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu“ “Quản lý ngân sách là một bộ phận của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý ngân sách được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó được tạo ra bởi một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu đã được hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các cấp ngân sách nhất là ngân sách cấp xã (cấp ngân sách cuối cùng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương cấp huyện“. “Thu ngân sách trên địa bàn huyện Mai Sơn mới đáp ứng được trên 10% nhiệm vụ chi ngân sách, vì vậy quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Mai Sơn chủ yếu là quản lý chi ngân sách. Những năm gần đây huyện Mai Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý như thực hiện phân cấp mạnh nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp xã để chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của địa phương. Phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công được cải thiện theo hướng công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo“. “Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội trên địa bàn các xã không ngừng được đầu tư, xây dựng. Điện, đường, trường, trạm được xây dựng, duy tu, sữa chữa, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội và lợi ích của cộng đồng dân cư ngày càng được đáp ứng ở mức cao hơn. Có 01/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4% - 5% so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14 - 15 triệu đồng/năm so với năm 2011“. “Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý ngân sách xã của chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Mai Sơn vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, yếu kém như: Nguồn thu tại xã thấp, các khoản thu tại xã còn thất thoát, còn để nợ dây dưa kéo dài, chưa có biện pháp đôn đốc thu. Việc xây dựng dự toán còn mang tính hình thức, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương; chi ngân sách ở phần lớn các xã chưa bám sát vào dự toán và năm ngân sách để điều hành, chi quản
2 lý hành chính chưa chặt chẽ, còn lãng phí, các khoản chi an sinh xã hội, đảm bảo xã hội chưa được ưu tiên, còn chậm; thực hiện quản lý các loại quỹ thu trên địa bàn còn yếu, còn để sảy ra sai phạm; việc lập, chấp hành và kế toán, quyết toán ngân sách cấp xã còn nhiều bất cập, dễ nảy sinh tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí. Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, khả năng tích lũy ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển thấp; chi ngân sách chưa hiệu quả, vẫn còn dàn trải, không trọng tâm, trọng điểm.... Vì vậy chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã đề ra, như: Xã đạt nông thôn mới 01/04 xã bằng 25% theo kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm, đến năm 2016 đạt 19,4% so với 25,99% năm 2011; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 29,7 triệu đồng so với 17,8 triệu đồng năm 2011.“ “Nhận thức rõ những điều còn hạn chế nêu trên đề tài “Quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” được chọn để nghiên cứu với mục đích tăng cường quản lý chi ngân sách ở huyện Mai Sơn, góp phần vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, bền vững phù hợp với đặc điểm của địa phương trong xu thế hội nhập.“ 2. “Tổng quan tình hình nghiên cứu“ “Những năm qua Nhà nước rất quan tâm tới công tác quản lý ngân sách xã nhất là từ khi Luật Ngân sách được ban hành và có hiệu lực, nhiều văn bản hướng dẫn, quy định đã được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bên cạnh đó có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách ở cấp độ địa phương như: “Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2002 của tác giả Hoàng Trung Lương, Trường Đại học kinh tế Quốc dân nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã qua hệ thống Kho bạc nhà nước”. Luận văn nghiên cứu về ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã qua hệ thống Kho bạc Nhà nước từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện.“ “Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của tác giả Trần Văn Hảo, Trường Đại học kinh tế Quốc dân nghiên cứu về “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010”. Luận văn đã phân
3 tích thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2000 đến 2006, qua đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ bản.“ “Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của tác giả Lương Tiến Thành, “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”. Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã như: vai trò của ngân sách xã, quản lý ngân sách xã và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như phân cấp quản lý ngân sách xã, lập dự toán, cân đối, quyết toán ngân sách xã. Tác giả đã đánh giá được những kết quả đã đạt được và những hạn chế, để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.“ “ Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2012 của tác giả Vũ Minh Thông về "Quản lý thu chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Đề xuất một số giải pháp để đổi mới công tác quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước tại cấp xã. Đây không phải là một đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý Ngân sách xã cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với thực tiến hiện nay. “ “Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2015 của tác giả Thái Văn Hùng về “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã thành phố Vinh, Nghệ An”. Tác giả đã kết hợp lý luận với thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu chi ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh trong thời gian qua; phân tích những mặt đã đạt được, hạn chế bất cập; nguyên nhân, kết quả và tồn tại. Đồng thời nghiên cứu tình hình quản lý thu chi ngân sách xã trên địa bàn trong thời gian gần đây để đưa ra những ý kiến đóng góp cho công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố Vinh ngày càng hoàn thiện hơn.“ “Như vậy, Luận văn “Quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” là đề tài mới, đảm bảo không bị trùng lắp với các nghiên cứu trước, cho