Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 13 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 13 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. Cho biết: = 3,14; T (K) = t ( 0 C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); N A = 6,02.10 23 hạt/mol. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Thăng hoa. D. Ngưng tụ. Câu 2. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có ...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng Mặt Trời mà vẫn giữ cho ...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”. B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”. C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”. D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một tàu ngầm được dùng để nghiên cứu biển đang lặn ở độ sâu 100 m. Để tàu nổi lên, người ta mở một bình chứa khí có dung tích 50 lít, khí ở áp suất 10 7 Pa và nhiệt độ 27 0 C để đẩy nước ra khỏi khoang chứa nước ở giữa hai lớp vỏ của tàu. Sau khi dãn nở, nhiệt độ của khí là 3 0 C. Coi khối lượng riêng của nước biển là 1 000 kg/m 3 ; gia tốc trọng trường là 9,81 m/s 2 ; áp suất khí quyển là 101 325 Pa. Câu 3. Để tàu nổi lên, người ta mở một bình chứa khí để đẩy nước ra khỏi khoang chứa nước. Việc làm này nhằm mục đích thay đổi thông số nào của tàu ngầm? A. Hướng chuyển động của tàu ngầm. B. Tốc độ của tàu ngầm. C. Thể tích của tàu ngầm. D. Khối lượng riêng của tàu ngầm.
Câu 4. Thể tích của lượng nước bị đẩy ra khỏi tàu là A. 510 lít. B. 425 lít. C. 510 m 3 . D. 425 m 3 . Câu 5. Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng? A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. B. Nội năng của một vật có thể bị biến đổi bằng quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công. C. Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt được gọi là công. Câu 6. Bỏ một viên nước đá 200 g ở nhiệt độ 0 0 C vào 340 g nước ở 25 0 C. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Khi xảy ra sự cân bằng nhiệt thì khối lượng nước đá còn lại là A. 0 g. B. 105 g. C. 21 g. D. 95 g. Câu 7. Một khối khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu tình như hình bên. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Quá trình biến đổi trạng thái từ (1) sang (2) là quá trình đẳng nhiệt. B. Thể tích khối khí ở trạng thái (2) nhỏ hơn khi ở trạng thái (1). C. Quá trình biến đổi trạng thái từ (2) sang (3) là quá trình đẳng tích có và . D. Quá trình biến đổi trạng thái từ (3) sang (1) là quá trình đẳng nhiệt có nên . Câu 8. Bảng bên dưới cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của bốn chất. Chất Nhiệt độ nóng chảy ( 0 C) Nhiệt độ sôi ( 0 C) 1 210 196 2 39 357 3 30 2 400 4 327 1 749 Chất nào ở thể lỏng tại 20 0 C? A. Chất 1. B. Chất 2. C. Chất 3. D. Chất 4. Câu 9. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Mọi nam châm đều có hai cực: cực âm () và cực dương (+). (2) Một số loài vật có thể sử dụng từ trường để tạo ra dòng điện làm tê liệt con mồi. (3) Khi đặt một kim la bàn gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim la bàn sẽ bị lệch so với vị trí ban đầu. (4) Trái Đất là một nam châm khổng lồ, cực Bắc nam châm Trái Đất chính là cực Bắc địa lí và ngược lại. (5) Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt năng lượng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Chọn cụm từ và công thức phù hợp để điền vào chỗ trống. Cảm ứng từ là một đại lượng …(1)…, đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. Khi một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài ℓ, mang dòng điện có cường độ I được đặt trong vùng từ trường có cảm ứng từ hợp với chiều dòng điện một góc θ thì độ lớn cảm ứng từ được xác định bởi biểu thức …(2)…
A. (1) vô hướng, (2) . B. (1) vector, (2) . C. (1) vô hướng, (2) . D. (1) vector, (2) . Câu 11. Cho phản ứng hạt nhân: + + X. Hạt nhân X là A. alpha. B. neutron. C. deuteri. D. proton. Câu 12. Một đoạn dây thẳng dài ℓ = 0,5 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vector cảm ứng từ một góc . Biết dòng điện I = 10 A và dây dẫn chịu tác dụng của lực F = 4. N. Độ lớn của cảm ứng từ là A. 0,8.. B. . C. 1,4.. D. 1,6.. Câu 13. Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở R và tụ điện có điện dung C (không đổi), điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian. Liên hệ giữa pha điện áp và pha của dòng điện là A. luôn luôn cùng pha với nhau. B. luôn luôn ngược pha với nhau. C. hiệu số pha không đổi theo thời gian. D. luôn luôn vuông pha với nhau. Câu 14. Tốc độ toả nhiệt trên điện trở R có cường độ dòng điện cực đại I 0 được tính bằng công thức nào sau đây? A. 0,5.R.. B. R. C. 2RI 2 . D. 4R. Câu 15. Một khung dây dẫn phẳng, có 200 vòng dây, quay đều trong từ trường đều với tốc độ 180 vòng/phút, sao cho trục quay của nó luôn vuông góc với đường sức từ. Biết từ thông cực đại gửi qua một vòng dây có giá trị 0,02 Wb. Suất điện động cực đại ở hai đầu khung là A. 6 (V). B. 24 (V). C. 6 (mV). D. 1,44 (V). Câu 16. Xét phản ứng nhiệt hạch: + có năng lượng tỏa ra là 3,25 MeV. Coi khối lượng mol gần bằng số khối của hạt nhân. Nếu quá trình nhiệt hạch sử dụng hết 150 g thì tổng năng lượng thu được bằng A. 14,67.10 25 MeV. B. 7,34.10 22 MeV. C. 14,67.10 22 MeV. D. 7,34.10 25 MeV. Câu 17. Cường độ dòng điện xoay chiều qua một mạch điện kín có biểu thức . Trong một giây, dòng điện có độ lớn bằng không bao nhiêu lần? A. 50 lần. B. 2 lần. C. 100 lần. D. 99 lần. Câu 18. Treo một đoạn dây dẫn có chiều dài ℓ = 10 cm, khối lượng m = 30 g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho đoạn dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 1,5 T và dòng điện chạy qua dây dẫn là I = 2 A. Lấy g = 10 m/. Bỏ qua lực từ tác dụng lên hai dây mảnh. Khi đoạn dây dẫn nằm cân bằng, góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng có số đo bằng A. 30 0 . B. 45 0 . C. 60 0 . D. 35 0 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một bạn học sinh làm thí nghiệm, lấy 1,2 kg nước đá (dạng viên nhỏ) trong tủ đông nơi có nhiệt độ 18 °C để đưa vào đun trong một bình điện đun nước (bình điện) chuyên dụng có thành bằng thuỷ tỉnh có thể quan sát được bên trong như Hình I.1. Thông số kĩ thuật của bình điện được cho như Bảng I.1. Học sinh đo nhiệt độ của nước đá, nước theo thời gian và đồ thị biểu diễn như trong Hình I.2. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá lần lượt là 2 100 J/(kg.K), 334 000 J/kg; nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10 6 J/kg. Bình điện được cắm vào nguồn điện 220 V. Hiệu suất đun nước của bình điện được xem không đổi trong suốt quá trình đun. Bỏ qua sự thoát hơi nước trong quá trình đun nước. a) Nhiệt lượng khối nước đá đã nhận vào để nóng chảy hoàn toàn là 400 800 J. b) Hiệu suất đun nước của bình điện bằng 90,(18)%. c) Nhiệt dung riêng của nước được xác định từ thí nghiệm trên có giá trị bằng 4 225 J/(kg.K). d) Nếu bạn học sinh tiếp tục đun nước thì sau khoảng 1,85 giờ bếp tự động tắt (tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi; nắp bình được mở trong suốt quá trình hóa hơi). Câu 2. Một bình kín chứa 1 mol khí Helium ở áp suất 10 5 N/m 2 ở 27 0 C. Lấy J/K. a) Thể tích của bình xấp xỉ bằng 15 lít. b) Nung nóng bình đến khi áp suất của khối khí là 5.10 5 N/m 2 . Nhiệt độ của khối khí khi đó là 1 227 0 C.