Content text Bài 11. TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG - GV.docx
BÀI 11. TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG I. THIẾT BỊ "BẮN TỐC ĐỘ" - Thiết bị "bắn tốc độ" được sử dụng rộng rãi để kiểm tra tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. - Thiết bị "bắn tốc độ" hoạt động như sau: + Camera ghi biển số của ô tô và thời gian ô tô chạy qua các vạch mốc 1 và 2. + Máy tính nhỏ đặt trong camera tính tốc độ của ô tô khi chạy từ vạch mốc này sang vạch mốc kia, so sánh với tốc độ giới hạn của cung đường để phát hiện xe nào chạy quá tốc độ. - Nếu phát hiện xe vượt quá tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ theo biển số và gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lí. II. ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ TRONG AN TOÀN GIAO THÔNG - Tốc độ có mối liên hệ với số vụ tai nạn giao thông và mức độ ảnh hưởng lên người và xe khi xảy ra va chạm giao thông. Theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO, chỉ cần giảm tốc độ 5% thì số tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ giảm 30%. Khi giảm tốc độ thì hậu quả tai nạn gây ra cho người và xe sẽ giảm. Hình dưới đây cho thấy tốc độ của ô tô ảnh hưởng đến tỉ lệ rủi ro của người đi bộ.
- Một số biển báo giao thông thường gặp: - Quy định về khoảng cách an toàn: KHOẢNG CÁCH AN TOÀN GIỮA HAI XE (Trong điều kiện đường khô ráo) Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu 60 35 m 60 v 80 55 m 80 v 100 70 m 100 v 120 100 m - Quy tắc 3 giây: Khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) x 3 (s). - Một số quy định tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông:
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Để giúp kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông, ta sử dụng: A. đồng hồ bấm giây. B. đồng hồ hẹn giờ. C. đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. D. thiết bị “bắn tốc độ”. Câu 2. Thiết bị bắn tốc độ là thiết bị dùng để A. giảm tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. B. tăng tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. C. đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông. D. đo quãng đường của các phương tiện tham gia giao thông. Câu 3. Cho phát biểu sau: Tốc độ ô tô …(1)… tỉ lệ thương vong với người đi bộ khi xảy ra tai nạn …(1)….. Cụm từ/ từ (1), (2) lần lượt là A. (1) càng lớn, (2) càng thấp B. (1) càng nhỏ, (2) càng cao C. (1) càng lớn, (2) càng cao D. (1) càng cao, (2) càng giảm Câu 4. Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,66 s. Tốc độ của ô tô là A. 15,15 km/h B. 16 km/h C. 15,15 m/s D. 16 m/s Câu 5. Cho phát biểu sau: Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông thì tốc độ lưu thông (1) … thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (2)… Cụm từ (1), (2) lần lượt là A. (1) càng cao; (2) càng lớn. B. (1) càng cao ; (2) càng nhỏ. C. (1)càng cao ; (2) không đổi. D. (1) càng cao; (2) chưa xác định. Câu 6. Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa là A. giữ khoảng cách an toàn tối đa giữa các xe là 8 m. B. giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe là 8 m. C. giữ khoảng cách an toàn giữa các xe luôn luôn là 8 m. D. giữ tốc độ an toàn tối thiểu là 8 m/s. Câu 7. Cách tính khoảng cách an toàn theo quy tắc “3 giây” khi đi xe trên đường cao tốc là A. khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) + 3 (s) B. khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) - 3 (s) C. khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) x 3 (s) D. khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) : 3 (s) Câu 8. Một xe ô tô đang chạy trên đường cao tốc với tốc độ 80 km/h, xác định khoảng cách an toàn của xe theo quy tắc “3 giây”. A. 240 m B. 240 km C. 66,67 m D. 80 m Câu 9. Cho phát biểu sau: Để đảm bảo (1) … cho các phương tiện tham gia giao thông người ta quy định tốc độ giới hạn (2) … cho từng loại xe trên từng làn đường. Cụm từ (1), (2) lần lượt là