Content text 1. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI.pdf
1 CHỦ ĐỀ 6. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU GIỮA KIM LOẠI VÀ PHI KIM BÀI 17. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI Kim loại có tính chất vật lí chung: + Tính dẻo; + Tính dẫn điện, dẫn nhiệt; + Ánh kim. 1. Tính dẻo – Nhờ tính dẻo, kim loại có thể kéo thành sợi, dát mỏng,... – Những kim loại có độ dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu, Fe,... – Một số ứng dụng: giấy nhôm bọc thực phẩm, hộp đựng thức ăn bằng nhôm,... Hình. Một số vật dụng được làm từ kim loại 2. Tính dẫn điện Hình. Thí nghiệm về tính dẫn điện của kim loại – Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al,...
2 – Thực tế, người ta chủ yếu sử dụng Cu và Al làm dây dẫn điện vì chúng dẫn điện tốt và có giá thành rẻ hơn so với Ag, Au. Hình. Đồng được dùng làm lõi dây dẫn điện 3. Tính dẫn nhiệt Hình. Thí nghiệm về tính dẫn nhiệt của kim loại – Một số ứng dụng: nhôm có tính dẫn nhiệt tốt và một số tính chất khác nên được dùng làm dụng cụ đun nấu (xoong, nồi, chảo, ...). – Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau, kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt. Hình. Xoong, chảo làm từ nhôm 4. Ánh kim – Quan sát bề mặt các kim loại như vàng, bạc, chromium,... chúng có bề mặt sáng lấp lánh.
3 – Các kim loại khác như đồng (copper, Cu), sắt (iron, Fe), thuỷ ngân (mercury, Hg), ... cũng có vẻ ngoài sáng tương tự. Hình. Vẻ ánh kim của kim loại vàng và bạc – Một số tính chất vật lí khác của kim loại: + Khối lượng riêng: cho biết kim loại nặng hay nhẹ hơn kim loại khác. + Nhiệt độ nóng chảy: là nhiệt độ mà tại đó kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. + Tính cứng: các kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau. Kim loại mềm (Na, K,...) có thể cắt bằng dao, kim loại Cr cứng nhất (có thể cắt kính). – Một số lưu ý: + Kim loại dẻo nhất (dễ dát mỏng, dễ kéo sợi) ......................... Vàng (Au) + Kim loại dẫn điện tốt nhất ......................... Bạc (silver) + Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất ......................... Bạc (Ag) + Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ......................... Tungsten (W) + Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ......................... Thuỷ ngân (mercury – Hg) + Kim loại cứng nhất ......................... Chromium (Cr) + Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất ......................... Lithium (Li) + Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất ......................... Osimium (Os) – Thuỷ ngân được sử dụng trong nhiệt kế y tế, tungsten được dùng làm dây tóc bóng đèn. Hình. Ứng dụng của thủy ngân và tungsten
4 II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Bảng. Một số tính chất hóa học cơ bản của kim loại Tác dụng với Sản phẩm tạo thành Oxygen (O2) Oxide (RxOy) Phi kim khác (Cl2, S,..) Muối (chloride, sulfide,...) Nước Hydroxide + Hydrogen (H2) Hơi nước Oxide base + Hydrogen (H2) Dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,...) Muối (chloride, sulfate,...) + Hydrogen (H2) Dung dịch muối Muối mới + Kim loại mới 1. Tác dụng với phi kim a) Tác dụng với oxygen – Hầu hết các kim loại như Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Cu,... phản ứng với khí oxygen tạo thành oxide kim loại. – Một số kim loại như Au, Ag, Pt... không phản ứng với khí oxygen. – Ví dụ: + Khi đốt nóng dây sắt (đã được uốn thành hình lò xo) rồi đưa vào bình đựng khí oxygen, dây sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ theo phản ứng sau: 3Fe + 2O2 o t ⎯⎯→ Fe3O4 (1) Hình. Sắt cháy trong oxygen