Content text ĐỀ SỐ 26.docx
ĐỀ SỐ 26 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản thuộc kiểu văn bản thông tin. Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận. Câu 3 (1,0 điểm): Cụm từ “cá nhân hóa” được hiểu là làm một việc gì đó cho phù hợp với từng đối tượng/từng con người cụ thể. Câu 4 (1,0 điểm): Văn bản đề cập đến việc học ở đại học của sinh viên trong thời đại 4.0. Câu 5 (1,0 điểm): Học sinh trả lời theo cách hiểu của bản thân để nêu được những gì mà các bạn trẻ cần chuẩn bị để tham gia vào việc học đại học trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Gợi ý: Có các kiến thức, kĩ năng nền tảng để sẵn sàng học lên đại học; Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân; Có kĩ năng sử dụng các phương tiện học tập - phương tiện kĩ thuật số; Có thái độ chủ động, tích cực trong học tập;... II. PHẦN VIẾT (6,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Một lí do để thuyết phục người bạn từ bỏ thói quen chỉ thích sử dụng các nguồn thông tin lấy từ mạng internet để học tập, không đọc và coi trọng thông tin từ sách, báo in. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận Nêu và làm rõ một lí do để thuyết phục người bạn từ bỏ thói quen chỉ thích sử dụng các nguồn thông tin lấy từ mạng internet để học tập, không đọc và coi trọng thông tin từ sách, báo in. Ví dụ, có thể chọn và lập luận, sử dụng bằng chứng để làm rõ lí do sau đây: (1) Thông tin lấy từ mạng internet có thể là một nguồn để học tập, nhưng không thể là nguồn duy nhất thay thế cho thông tin đến từ sách, báo in: + Tác dụng của việc lấy thông tin từ mạng internet để học tập: Có sẵn nên dễ tìm kiếm, khai thác và sử dụng ngay tức thì cho nhiều mục đích học tập khác nhau; có thể lấy thông tin từ mạng internet ở bất kỳ không gian, thời gian nào; + Những hạn chế của thông tin từ mạng internet: Nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt nên có thể không chính xác, không có giá trị và không đáng tin cậy; + Tác dụng của việc lấy thông tin từ sách, báo in: Thông tin từ sách, báo in được kiểm chứng, kiểm duyệt nên có độ tin cậy và giá trị khoa học cao. Để lựa chọn được thông tin cần thiết từ sách, báo in, người đọc phải đọc trực tiếp và nhận xét, đánh giá thông tin đó trước khi sử dụng; từ đó phát triển được khả năng đọc, tư duy phản biện. (2) Dù sử dụng nguồn thông tin nào cũng cần phải có kĩ năng tìm kiếm, thẩm định và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả. Trong thời đại ngày nay, cần biết tận dụng nguồn thông tin từ mạng internet để có được những thông tin mang tính cập nhật, phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, không nên lệ thuộc hoặc lạm dụng thông tin từ mạng internet mà cần phải coi trọng việc tìm kiếm và sử dụng thông tin từ sách, báo in để khắc phục những hạn chế của việc sử dụng thông tin từ internet.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề và bày tỏ mong muốn bạn thay đổi thói quen để học tập tốt hơn. Câu 2 (4,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật Lữ trong đoạn trích là một người lính trẻ, có tâm hồn nghệ sĩ, hành động mạnh mẽ và dũng cảm, có lí tưởng vững vàng. b. Thân bài b1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm, đoạn trích (1) Nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu (nếu có thông tin) (tham khảo đáp án đề số 28); hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm (dựa vào phần chú thích về đoạn trích). (2) Vị trí của đoạn trích. b2. Phân tích nhân vật Lữ trong đoạn trích (1) Là một người lính trẻ có nhiều suy nghĩ, tình cảm cao đẹp: Quan tâm đến bố (thể hiện qua những câu hỏi dành cho Khuê ở đầu đoạn trích). Cởi mở và thành thực với đồng đội và với chính mình (thể hiện qua những lời chia sẻ với Khuê về bản thân). Từng là một chàng trai trẻ học giỏi và có tâm hồn nghệ sĩ (thể hiện qua lời kể với Khuê về “vài năm trước đấy” đã từng là một trong những “tay học trò giỏi nhất lớp 10A”, “đã từng làm những bài thơ khiến những cậu học ở lớp trên cũng phải thuộc và chép lại”, đã có bài thơ “đăng ở một tạp chí Văn nghệ”,...). Từng là một chàng trai trẻ có những hành động “không phải... ngoan ngoãn lắm đâu”, có những hành động quyết liệt “không trù trừ” và do dự gì hết (thể hiện qua lời kể với Khuê về câu chuyện “cách đây ba năm”, đốt sách vở để đi bộ đội vì “chiến tranh đã xảy đến, đất nước đang cần tới mình”); có những nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ khi đất nước có chiến tranh. Có những trải nghiệm sâu sắc (về tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,...) để thấy được sự khác biệt giữa thực tế và sách vở, để có “một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời” (thể hiện qua lời kể với Khuê ở phần cuối đoạn trích). (2) Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đặt nhân vật vào một cuộc đối thoại để nhân vật tự kể về mình. Nhân vật kể về mình theo trật tự thời gian, cho thấy sự thay đổi của nhân vật - từ một chàng trai trẻ mạnh mẽ, quyết đoán nhưng vẫn có chút bồng bột, ngẫu hứng đến một người lính có sự trưởng thành, chín chắn, già dặn cả về suy nghĩ và tình cảm. (3) Tình cảm của tác giả với nhân vật: Tác giả gián tiếp thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm và ca ngợi nhân vật Lữ.
c. Kết bài: Lữ là một người lính trẻ mang trong mình những đặc điểm nổi bật của những người lính xuất thân từ tầng lớp trí thức, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước. Câu 2 (4,0 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật Lữ trong đoạn trích là một người lính trẻ, có tâm hồn nghệ sĩ, hành động mạnh mẽ và dũng cảm, có lí tưởng vững vàng. b. Thân bài b1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm, đoạn trích (1) Nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu (nếu có thông tin) (tham khảo đáp án đề số 28); hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm (dựa vào phần chú thích về đoạn trích). (2) Vị trí của đoạn trích. b2. Phân tích nhân vật Lữ trong đoạn trích (1) Là một người lính trẻ có nhiều suy nghĩ, tình cảm cao đẹp: + Quan tâm đến bố (thể hiện qua những câu hỏi dành cho Khuê ở đầu đoạn trích); + Cởi mở và thành thực với đồng đội và với chính mình (thể hiện qua những lời chia sẻ với Khuê về bản thân); + Từng là một chàng trai trẻ học giỏi và có tâm hồn nghệ sĩ (thể hiện qua lời kể với Khuê về “vài năm trước đấy” đã từng là một trong những “tay học trò giỏi nhất lớp 10A”, “đã từng làm những bài thơ khiến những cậu học ở lớp trên cũng phải thuộc và chép lại”, đã có bài thơ “đăng ở một tạp chí Văn nghệ”,...); + Từng là một chàng trai trẻ có những hành động “không phải... ngoan ngoãn lắm đâu”, có những hành động quyết liệt “không trù trừ” và do dự gì hết (thể hiện qua lời kể với Khuê về câu chuyện “cách đây ba năm”, đốt sách vở để đi bộ đội vì “chiến tranh đã xảy đến, đất nước đang cần tới mình”); có những nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ khi đất nước có chiến tranh; + Có những trải nghiệm sâu sắc (về tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,...) để thấy được sự khác biệt giữa thực tế và sách vở, để có “một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời” (thể hiện qua lời kể với Khuê ở phần cuối đoạn trích). (2) Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Đặt nhân vật vào một cuộc đối thoại để nhân vật tự kể về mình; + Nhân vật kể về mình theo trật tự thời gian, cho thấy sự thay đổi của nhân vật - từ một chàng trai trẻ mạnh mẽ, quyết đoán nhưng vẫn có chút bồng bột, ngẫu hứng đến một người lính có sự trưởng thành, chín chắn, già dặn cả về suy nghĩ và tình cảm. (3) Tình cảm của tác giả với nhân vật: Tác giả gián tiếp thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm và ca ngợi nhân vật Lữ. c. Kết bài: Lữ là một người lính trẻ mang trong mình những đặc điểm nổi bật của những người lính xuất thân từ tầng lớp trí thức, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước.