Content text lsdl 5 - ban in thu.pdf
HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH 1. TIẾNG VIỆT 5 – TẬP MỘT 2. TIẾNG VIỆT 5 – TẬP HAI 3. TOÁN 5 – TẬP MỘT 4. TOÁN 5 – TẬP HAI 5. TIẾNG ANH 5 Family and Friends (National Edition) – Student Book 6. ĐẠO ĐỨC 5 7. KHOA HỌC 5 8. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 9. TIN HỌC 5 10. CÔNG NGHỆ 5 11. GIÁO DỤC THỂ CHẤT 5 12. ÂM NHẠC 5 13. MĨ THUẬT 5 (BẢN 1) 14. MĨ THUẬT 5 (BẢN 2) 15. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 (BẢN 1) 16. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 (BẢN 2) BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Cào lớp nhũ trên tem rồi quét mã để xác thực và truy cập học liệu điện tử. Các đơn vị đầu mối phát hành • Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc • Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung • Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn NGUYỄN TRÀ MY – PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG (đồng Chủ biên) NGUYỄN KHÁNH BĂNG – TRẦN THỊ NGỌC HÂN TRẦN VĂN NHÂN – NGUYỄN CHÍ TUẤN NGUYỄN TRÀ MY – PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG (đồng Chủ biên) LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 LÒCH SÖÛ ÑÒA LÍ VAØ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 5 Bản in thử Sách không bán
Sách giáo khoa đƯợc thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 5 (Theo Quyết định số 1963/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ NGUYỄN TRÀ MY – PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG (đồng Chủ biên) NGUYỄN KHÁNH BĂNG – TRẦN THỊ NGỌC HÂN TRẦN VĂN NHÂN – NGUYỄN CHÍ TUẤN 5 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM (Bản in thử)
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA Bài 1 Khởi động Khám phá Luyện tập Vận dụng Hãy nêu những điều em biết về hai địa danh trong hình 1 và hình 2. Hình 1. Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) Hình 2. Biểu tượng mũi Cà Mau (Cà Mau) Khởi động Khám phá Luyện tập Vận dụng 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy: – Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của Việt Nam. – Mô tả hình dạng phần đất liền Việt Nam. Việt Nam thuộc châu Á, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông. Phần đất liền, Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Cam-pu-chia (Cambodia) và Lào ở phía tây. Sau khi học xong bài này, em sẽ: Khởi động Khám phá Luyện tập Vận dụng – Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ. – Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất. – Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam. – Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. – Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam. Chủ đề 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM 5 Mục tiêu Những yêu cầu học sinh cần đạt được sau khi học xong mỗi bài. Khởi động Những hoạt động dẫn dắt học sinh vào bài mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Khám phá Những nội dung của bài học (kênh hình, kênh chữ, các hoạt động) và hệ thống câu hỏi giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng. Nhiệm vụ học tập cho học sinh trong từng nội dung bài học. Phật hoàng Trần Nhân Tông Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của Triều Trần. Ông đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Sau khi nhường ngôi cho con, ông trở thành Thái Thượng hoàng, đồng thời còn hướng dẫn vua Trần Anh Tông trị nước. Ông trở thành người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng Phật giáo chính thống của dân tộc ta. (Theo Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Sđd) Hình 1. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) (khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh) Triều Trần có nhiều chính sách để phát triển kinh tế như cho đắp đê, khuyến khích sản xuất. Văn hoá giáo dục cũng được Triều Trần quan tâm và có bước phát triển mới. Thi cử đặt lệ lấy đỗ Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), tuyển được nhiều người tài ra giúp vua cai trị nước. Thầy giáo lỗi lạc Chu Văn An Thầy giáo Chu Văn An người huyện Thanh Đàm (Thanh Trì, Hà Nội ngày nay), tính tình cương nghị, giữ mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Là người có học vấn tinh thông, nổi tiếng cả nước, học trò nhiều nên ông được vua Trần mời về giữ chức Tư nghiệp (tương đương Hiệu trưởng ngày nay) ở Quốc Tử Giám và dạy học cho thái tử. Đời Trần Dụ Tông, vua không quan tâm việc nước chỉ ham vui chơi, các quan lạm quyền. Ông viết “Thất trảm sớ” dâng lên vua xin chém 7 tên nịnh thần. Sau đó, ông treo mũ áo từ quan, về quê dạy học. Nhiều học trò giỏi của ông như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,... đều được trọng dụng, làm quan lớn trong triều. (Theo Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005) Hình 3. Tượng Chu Văn An (1292 – 1370) đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) Hình 2. Tranh vẽ đắp đê Triều Trần 41 Em có biết? Quạt con cóc là một trong số ít những vật dụng được sản xuất tại Việt Nam thời bao cấp, được xem một trong các món hàng xa xỉ. Người ta gọi là quạt con cóc vì thân quạt gồm hai mảnh nhựa ốp vào nhau, khiến thân quạt gù trông như con cóc. Hình 4. Quạt con cóc thời bao cấp 2. Thời kì Đổi mới ở Việt Nam Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, 7, 8, em hãy: – Mô tả một số hiện vật thời kì Đổi mới. – Nêu một số thành tựu về kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời kì Đổi mới. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới, xoá bỏ thời bao cấp. Nhờ công cuộc đổi mới, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Công nghiệp được đẩy mạnh đầu tư, tiến tới hiện đại hoá đất nước. Sự ổn định của kinh tế đã thúc đẩy văn hoá, xã hội có những thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Hình 5. Xuất khẩu gạo ở cảng Hải Phòng năm 1998 65 Em có biết Những thông tin hỗ trợ, bổ sung nhằm minh hoạ thêm cho nội dung của bài học. Hướng dẫn sử dụng sách Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau! trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng năm cánh là niềm tự hào và biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Quốc kì thể hiện cho sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam. Quốc huy Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp. Quốc huy thể hiện khát vọng nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng. Hình 5. Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc ca Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca, do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944. Quốc ca mang theo ước vọng của dân tộc Việt Nam về độc lập, hoà bình và sự trường tồn. Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng, thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Khởi động Khám phá Luyện tập Vận dụng 1. Vẽ sơ đồ về ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với một hoạt động sản xuất ở Việt Nam. 2. Xác định vị trí của 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam trên hình 3. Khởi động Khám phá Luyện tập Vận dụng Lễ chào cờ và hát Quốc ca ở trường em thường diễn ra trong dịp nào? Hình 6. Buổi lễ chào cờ của học sinh Trường Tiểu học Xuân Hương (Bắc Giang) 8 Luyện tập Những câu hỏi, bài tập để học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Vận dụng Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hoặc để trình bày quan điểm về một số vấn đề lịch sử, địa lí, xã hội ở mức độ đơn giản. Câu chuyện lịch sử Những câu chuyện kể về các sự kiện, nhân vật,... trong quá khứ. 2
Các em học sinh thân mến! Tiếp nối những nội dung về lịch sử và địa lí ở lớp 4, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 (bộ sách Chân trời sáng tạo) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được biên soạn bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí (cấp Tiểu học). Sách gồm 26 bài học, được sắp xếp theo 6 chủ đề khác nhau, bao gồm: Đất nước và con người Việt Nam, Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, Các nước láng giềng, Tìm hiểu thế giới, Chung tay xây dựng thế giới. Từ đó, các em sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước Việt Nam và một số quốc gia, khu vực trên thế giới; bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần chung sống hoà đồng, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá của các dân tộc nhằm chung tay xây dựng một thế giới xanh – sạch – đẹp và hoà bình. Hệ thống kênh chữ, kênh hình, hoạt động trong sách được các tác giả chú ý lựa chọn và biên soạn với mong muốn đem đến cho các em một tài liệu học tập bổ ích và hấp dẫn. Hi vọng các em sẽ có một chặng đường đồng hành thật thú vị cùng quyển sách này. CÁC TÁC GIẢ LỜI NÓI ĐẦU 3