Content text PHẦN III CÂU TRẢ LỜI NGẮN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI - GV.docx
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI PHẦN III: CÂU TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21C đến 35C . Giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong số các loại môi trường dưới đây thì có bao nhiêu loại môi trường mà sinh vật có thể sống? 1. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20C đến 35 0 C, độ ẩm từ 75% đến 95% 2. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25C đến 40 0 C, độ ẩm từ 85% đến 95% 3. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25C đến 39 0 C, độ ẩm từ 75% đến 95% 4. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25C đến 30 0 C, độ ẩm từ 85% đến 95% 5. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12C đến 30 0 C, độ ẩm từ 90% đến 100% Đáp án: 2 Hướng dẫn giải Môi trường 2 và 3 Câu 2. Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)có thể sống ở nhiệt độ tương đương khoảng 14,44°C Để biểu diễn phạm vi nhiệt độ mà cá hồ không thể sống sót, chúng ta cần tính đến việc cá có thể điều chỉnh nhiệt độ nước thay đổi lên đến ±9,44°C, miễn là sự thay đổi không đột ngột. Cá hồ đang sống thoải mái ở nhiệt độ tương đương khoảng 14,44°C. Giới hạn dưới của loài cá này là bao nhiêu °C? Đáp án: 5 Câu 3. Cơ thể sản sinh melatonin có tác dụng gây buồn ngủ, nồng độ melatonin trong ngày của một người được biểu thị bằng biểu đồ bên dưới. Hãy cho biết có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? 1. Đây là nhịp sinh học ngày đêm ở người. 2. Thời gian ngủ sâu nhất là 2-4h sáng. 3. Melatonin giảm sau 4 giờ sáng vì đồng hồ sinh học chuẩn bị cơ thể tỉnh dậy. Ánh sáng (kể cả ánh sáng yếu vào buổi sáng) kích thích võng mạc, ức chế sản sinh melatonin. Đây là tín hiệu tự nhiên báo hiệu thời gian hoạt động ban ngày. 4. Sử dụng ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, gây khó ngủ và phá vỡ chu kỳ nhịp sinh học. 5. Những người làm việc ca đêm ít bị ảnh hưởng với nhịp sinh học 6. Nếu thời gian biểu của bạn thay đổi (ví dụ: du lịch qua nhiều múi giờ), nồng độ melatonin sẽ đồng hồ sinh học bị rối loạn
7. Tăng cường melatonin tự nhiên bằng cách ngủ trong phòng tối, duy trì giấc ngủ điều đặn 8. Dựa trên cơ sở này để xây dựng thời gian biểu nhằm nâng cao hiệu quả lao động và học tập. Đáp án: 7 Hướng dẫn giải 7 ý đúng ý 5 sai Câu 4. Dựa trên thông tin bạn cung cấp, dưới đây là bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng lá khoai tiêu thụ của ấu trùng giai đoạn 4 và mọt trưởng thành ở loài mọt bột (Tenebrio molitor). Giới hạn dưới của loài này là bao nhiêu °C? Nhiệt độ (°C) Lượng lá khoai tiêu thụ (mm²) 15 0 (Ngừng ăn) 16 215 25 (Mọt trưởng thành ăn nhiều nhất) 36 638 Đáp án: 1 5 Câu 5. Cho các sinh vật sau: giun đất, cá, cây cỏ, con chó, con người, sán lá gan, chim, bọ chét. Có bao nhiêu sinh vật sống ở môi trường trên cạn? Đáp án: 4 Câu 6. Cho các nhân tố sinh thái sau: độ màu mỡ, dinh dưỡng khoáng, chiếc lá rụng, cây hoa, giun đất, gà, ánh sáng, nước, mùn hữu cơ. Có bao nhiêu nhân tố vô sinh? Đáp án: 6 Câu 7. Có bao nhiêu ví dụ dưới đây không phải là nhịp sinh học bên trong? (1) Chu kì tế bào. (2) Sò mở vỏ khi thuỷ triều lên và khép vỏ khi thuỷ triều xuống. (3) Nhịp tim của người. (4) Hoa quỳnh nở lúc 12 giờ đêm. (5) Cây rụng lá vào cuối mùa thu. (6) Rươi nổi lên mặt nước khi đã thành thục sinh dục vào ngày đầu tiên của tuần trăng tròn. (7) Chu kì kinh nguyệt của động vật có vú. Đáp án: 3
Câu 8. Hình này biểu diễn nhiệt độ cơ thể trong môi trường tự nhiên của loài thằn lằn Pseudocordylus m. melanotus, được đo trong vòng 24 giờ. Trong số các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu sai ? 1. Thằn lằn Pseudocordylus m. melanotus là động vật hằng nhiệt 2. Trong khoảng thời gian từ 12-16 giờ thằn lằn có hoạt động tích cực nhất 3. Khu vực màu xám trên là khoảng nhiệt độ tối ưu của cơ thể thằn lằn cần duy trì để các chức năng sinh lý như trao đổi chất, săn mồi, và tiêu hóa hoạt động hiệu quả. 4. Nhiệt độ cơ thể trung bình dao động khoảng 30-35°C, là mức nhiệt độ lý tưởng cho loài thằn lằn này. 5.Nhiệt độ cơ thể giảm mạnh sau 16 giờ, khi ánh sáng mặt trời giảm và môi trường trở nên mát hơn. 6. Nhiệt độ cơ thể của thằn lằn thay đổi theo nhịp sinh học ngày đêm. 7.Thằn lằn điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thông qua hành vi như: tắm nắng để hấp thụ nhiệt, tìm bóng râm hoặc hang để tránh quá nhiệt. 8. Khi nhiệt độ thấp vào ban đêm làm tăng hoạt động sinh lý, giúp chúng tiết kiệm năng lượng. 9.Con người có thể ứng dụng kiến thức về nhiệt độ cơ thể của thằn lằn trong bảo tồn loài này ví dụ tìm môi trường sống phù hợp cung cấp ánh sáng mặt trời, bóng râm, nơi trú ẩn và thường xuyên theo dõi nhiệt độ môi trường để tránh hiện tượng nóng lên toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến chúng. Đáp án: 2 Hướng dẫn giải Ban ngày, nhiệt độ cơ thể tăng khi ánh sáng mặt trời giúp chúng tắm nắng và hấp thụ nhiệt. Ban đêm, nhiệt độ giảm do sự thiếu ánh sáng và giảm nhiệt độ môi trường. 1 sai biến nhiệt 8 sai giảm hoạt động sinh lý Câu 9. Sơ đồ bên đây mô tả sự ấp trứng của rùa biển và tỉ lệ con cái được sinh ra theo nhiệt độ ủ ( o C). Theo sơ đồ này, ở khoảng nhiệt độ nào thu được 80 rùa đực và 20 rùa cái sau thời gian ấp trứng? Đáp án: 2 7 Hướng dẫn giải 27,0 0 C.
Theo sơ đồ này, ở khoảng nhiệt độ nào thu được 80 rùa đực và 20 rùa cái sau thời gian ấp trứng (Tỉ lệ rùa cái: 20/(20+80)=20%) Câu 10. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Các loài sinh vật sống, con người, mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài hay khác loài; có mấy nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến môi trường cũng như đời sống của các loài sinh vật khác? Đáp án: 1 Hướng dẫn giải Nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất: Con người Câu 11. Cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ khoảng 2 – 44 °C trong khi cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ khoảng 5,6 – 42 °C. Hình ảnh minh họa số bao nhiêu mô tả đúng sự phân bố của 2 loài? Đáp án: 2 Câu 12. Giới hạn sinh thái thể hiện ở mấy đặc điểm trong các nội dung sau đây? 1. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được. 2. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng và ngược lại. 3. Trong cùng một thời điểm, sinh vật chịu sự tác động đồng thời của các nhân tố sinh thái và phản ứng đồng thời với tổ hợp các nhân tố đó. 4. Giới hạn sinh thái còn thay đổi tuỳ thuộc vào độ tuổi, trạng thái sinh lí. 5. Trong chu kì sống của mình, nhiều loài sinh vật có yêu cầu khác nhau về các nhân tố sinh thái trong các giai đoạn sống khác nhau. Đáp án: 3 Hướng dẫn giải Giới hạn sinh thái thể hiện ở các đặc điểm (1,2,4): Câu 13. Có bao nhiêu ví dụ đúng về nhịp sinh học? 1. Sự xuất hiện trên mặt nước vào ban ngày và lặn xuống nước vào ban đêm ở các loài thuộc chi trùng roi xanh (Euglena). 2. Sóc đất châu âu tìm kiếm thức ăn vào mùa thu dự trữ cho mùa đông. 3. Lá ở cây họ Đậu mở ra vào buổi sáng và khép lại vào buổi tối. 4. Ếch nhái đẻ vào mùa hè. Đáp án: 3 Hướng dẫn giải Ví dụ đúng về nhịp sinh học (1,2,3) Câu 14. Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ cho thấy sự ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống sinh vật? 1. Các loài cây như bạch đàn, phi lao phân bố nơi quang đãng, tần trên tán cây rừng. 2. Các loài cây như phong lan, vạn niên thanh sinh sống ở nơi có ánh sáng yếu, tầng dưới tán cây khác. 3. Cây hoa cúc ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, thanh long ra hoa trong điều kiện ngày dài. 4. Ong, thằn lằn hoạt động kiếm ăn, bắt mồi vào ban ngày.