Content text CHUONG 5 HOA 12- DE 3.docx
1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 5: PIN ĐIỆN & ĐIỆN PHÂN Môn : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1 (SBT – KNTT). Trong pin điện hoá Zn - Cu, ở anode (cực âm) xảy ra quá trình A. oxi hoá Zn thành ion Zn 2+ . B. khử ion Cu 2+ thành Cu. C. khử Cu thành ion Cu 2+ . D. oxi hoá ion Zn 2+ thành Zn. Câu 2: Pin điện là gì? A. Một thiết bị lưu trữ và cung cấp điện năng B. Một thiết bị dùng để đo nhiệt độ C. Một thiết bị dùng để đo áp suất D. Một thiết bị dùng để lưu trữ năng lượng cơ học Câu 3: Pin Galvani còn được gọi là gì? A. Pin nhiên liệu. B. Pin điện hóa. C. Pin nhiệt điện. D. Pin quang điện Câu 4: Điện cực dương trong pin gọi là gì? A. Anode B. Cathode C. Điện cực D. Cực âm Câu 5 (SBT – KNTT). Trong quá trình mạ bạc cho một chiếc vòng bằng thép thì ở anode xảy ra quá trình A. Ag Ạg + + le. B. Fe Fe 2+ + 2e. C. 2H 2 O 4H + + O 2 + 4e. D. C C 4+ + 4e. Câu 6 (SBT – KNTT). Khi điện phân dung dịch NaCl bằng dòng điện một chiều (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp) thì ở cathode xảy ra quá trình A. oxi hoá H 2 O thành H + và O 2 . B. khử Cl thành Cl 2 . C. oxi hoá Cl thành Cl 2 . D. khử H 2 O thành H 2 và OH . Câu 7 (SBT – KNTT). Khi điện phân dung dịch CuSO 4 bằng dòng điện một chiều (với điện cực anode bằng Cu) thì ở anode xảy ra quá trình A. oxi hoá H 2 O thành H + và O 2 . B. khử Cu 2+ thành Cu. C. oxi hoá Cu thành Cu 2+ . D. khử H 2 O thành H 2 và OH . Câu 8. So sánh hai kim loại A và B có thế điện cực chuẩn lần lượt là -0.25 V và +0.34 V, kim loại nào có khả năng khử mạnh hơn? A. Kim loại A. B. Kim loại B. C. Cả hai đều có khả năng khử như nhau. D. Không thể xác định Câu 9 (SBT – CTST). Cho pin điện hoá Zn-Cu. Quá trình xảy ra ở cực dương của pin là A. Zn 2+ + 2e Zn. B. Cu 2+ + 2e Cu. C. Zn Zn 2+ + 2e. D. Cu Cu 2+ + 2e. Câu 10 (SBT – CTST). Cho pin điện hoá Al-Pb. Quá trình xảy ra ở cực âm của pin là A. Al 3+ + 3e Al. B. Pb 2+ + 2e Pb. C. Al Al 3+ + 3e. D. Pb Pb 2+ + 2e. Câu 11 (SBT – CTST). Phát biểu nào sau đây không đúng về pin Galvani? A. Ở điện cực dương xảy ra quá trình oxi hoá. B. Cathode là kim loại yếu hơn, đóng vai trò điện cực dương của pin. C. Anode là kim loại mạnh hơn, đóng vai trò điện cực âm của pin. D. Phản ứng hóa học diễn ra trong pin kèm theo sự giải phóng điện năng. Câu 12 (SBT – CTST). Khi điện phân dung dịch nào sau đây, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa nước?
2 A. Dung dịch ZnCl 2 . B. Dung dịch CuCl 2 . C. Dung dịch AgNO 3 . D. Dung dịch MgCl 2 . Câu 13 (SBT – CTST). Điện phân dung dịch CuCl 2 với điện cực trơ. Nồng độ của CuCl 2 trong dung dịch A. giảm dần. B. tăng dần. C. không thay đổi. D. tăng dần rồi giảm dần. Câu 14 (SBT – CTST). Điện phân dung dịch CuSO 4 với hai điện cực trơ. Sau một thời gian, màu xanh của dung dịch nhạt dần do: A. khí H 2 sinh ra đã khử màu của dung dịch. B. dung dịch bị pha loãng dần nên màu xanh nhạt dần. C. ion Cu 2+ bị khử dần thành đồng kim loại. D. ion Cu 2+ được tạo thêm. Câu 15 (SBT – CTST). Điện phân điện cực trơ, có màng ngăn một dung dịch chứa các ion: Fe 2+ , Fe 3+ , Cu 2+ , Cl . Thứ tự điện phân xảy ra ở cathode là A. Fe 2+ , Fe 3+ , Cu 2+ . B. Fe 2+ , Cu 2+ , Fe 3+ . C. Fe 3+ , Cu 2+ , Fe 2+ . D. Fe 3+ , Fe 2+ , Cu 2+ . Câu 16 (SBT – CTST). Cho pin điện hoá Mn-Cd có o pin(Mn-Cd)E = 0,79 Vvà 2 o Cd/CdE = - 0,4 V. Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá khử Mn 2+ / Mn có giá trị là A. 0,27 V. B. -0,39 V. C. 0,26 V. D. -0,25 V. Câu 17 (SBT – CTST). Quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn) và điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ) có điểm giống nhau là A. tại cathode xảy ra sự khử ion Na + . B. tại cathode xảy ra sự khử phân tử H 2 O. C. tại anode xảy ra sự oxi hóa ion Cl . D. tại anode xảy ra sự oxi hóa phân tử H 2 O. Câu 18. NaCl + H 2 O X + Y + Z (1) (cathode) (anode) X + CO 2 dư T (2) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất khí Z có thể khử được CaO thành Ca ở nhiệt độ cao B. Dung dịch X có tính tẩy màu, sát trùng, thường gọi là Javel. C. Chất T được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày D. Chất khí Y không có màu, mùi, vị và Y có thể duy trì sự cháy PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1 (SBT – CD). Chọn tính đúng sai cho mỗi phát biểu sau a. Một ưu điểm của acquy là tái sử dụng được nhiều lần. b. Phản ứng xảy ra trong acquy cũng giống như phản ứng xảy ra trong pin Galvani nhưng có thể đảo ngược. c. Acquy không gây ô nhiễm môi trường. d. Acquy là nguồn điện hoá học có thể hoạt động liên tục. Câu 2 (SBT – CTST). Em hãy cho biết những thí nghiệm sau đây có thể tạo thành một pin điện hóa là đúng hay sai bằng cách đánh dấu √ vào bảng theo mẫu sau: Thí nghiệm Đúng Sai a) Một điện cực nhôm và một điện cực đồng cùng nhúng vào dung dịch nước muối.