Content text 1. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ.docx
VẬT LÍ 12_CHƯƠNG II_KHÍ LÍ TƯỞNG 1 CHỦ ĐỀ 05: ĐỊNH LUẬT BÔI LƠ BÀI TẬP NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ? A. p 1 V 2 = p 2 V 1 . B. p V = hằng số. C. pV = hằng số. D. V p = hằng số. Câu 2. Trong thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt không có dụng cụ đo nào sau đây? A.Áp kế. B. Pit-tông và xi-lanh. B. Giá đỡ thí nghiệm. D. Cân. Câu 3. Để đưa thuốc từ lọ vào trong xilanh của ống tiêm, ban đầu nhân viên y tế đẩy pit-tông sát đầu trên của xilanh, sau đó đưa đầu kim tiêm vào trong lọ thuốc. Khi kéo pit-tông, thuốc sẽ vào trong xilanh. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thể tích khí trong xilanh giảm đồng thời áp suất khí giảm. B. Thể tích khí trong xilanh tăng đồng thời áp suất khí giảm. C. Thể tích khí trong xilanh tăng đồng thời áp suất khí tăng. D. Thể tích khí trong xilanh và áp suất khí đồng thời không thay đổi. Câu 4. Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ? A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. Thể tích, trọng lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 5. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình ? A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín. B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng. C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động. D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình. Câu 6. Đối với một lượng khí lí tưởng xác định, khi nhiệt độ không đổi thì áp suất A. tỉ lệ nghịch với thể tích. B. tỉ lệ thuận với bình phương thể tích. C. tỉ lệ thuận với thể tích. D. tỉ lệ nghịch với bình phương thể tích. Câu 7. Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng nhiệt là A. đường thẳng kéo dài qua O. B. đường cong hypebol. C. đường thẳng song song trục OT. D. đường thẳng song song trục Op. Câu 8. Đẩy pit-tông của một xilanh đủ chậm để nén lượng khí chứa trong xilanh sao cho thể tích của lượng khí này giảm đi 2 lần ở nhiệt độ không đổi. Khi đó áp suất của khí trong xi lanh A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng thêm 4 lần. D. không thay đổi. Câu 9. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? A. 2,5 lần. B. 2 lần. C. 1,5 lần. D. 4 lần. Câu 10. Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lí tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là
VẬT LÍ 12_CHƯƠNG II_KHÍ LÍ TƯỞNG 2 A. T 2 > T 1 . B. T 2 = T 1 . C. T 2 < T 1 . D. T 2 ≤ T 1 . Câu 11. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí trong một đơn vị thể tích A. chưa đủ dữ kiện để kết luận. B. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. luôn không đổi. Câu 12. Dưới áp suất 10 5 Pa một lượng khí có thể tích 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng 25% so với ban đầu thì thể tích của lượng khí này là A.V 2 = 12,5 lít. B. V 2 = 8 lít. C. V 2 = 2,5 lít. D. V 2 = 40 lít. Câu 13. Để bơm đầy một khí cầu đến thể tích 100 m 3 có áp suất 0,1 atm ở nhiệt độ không đổi người ta dùng các ống khí hêli có thể tích 50 lít ở áp suất 100 atm. Số ống khí hêli cần để bơm khí cầu bằng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là A. 4 lít. B. 8 lít. C. 12 lít. D. 16 lít. Câu 15. Một lượng khí có thể tích 1m 3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Thể tích của khí nén là A.2,86 m 3 . B. 2,5 m 3 . C. 0,286 m 3 . D. 0,35 m 3 . Câu 16. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? A. 2,5 lần. B. 2 lần. C. 1,5 lần. D. 4 lần. Câu 17. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 6 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó có giá trị là A. 4 lít. B. 8 lít. C. 12 lít. D. 16 lít. Câu 18. Người ta điều chế khí hiđrô và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 1 atm, ở nhiệt độ 20 0 C. Coi nhiệt độ không đổi. Thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào một bình nhỏ thể tích 20 lít dưới áp suất 25 atm là A.500 lít. B. 20 lít. C. 250lít. D. 50 lít. Câu 19. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp = 50kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là A. 40 kPa. B. 60 kPa. C. 80 kPa. D. 100kPa. Câu 20. Một bình đựng khí có dung tích 6.10 -3 m 3 đựng khí áp suất 2,75.10 6 Pa. Người ta dùng khí trong bình để thổi các quả bóng bay sao cho bóng có thể tích 3,3.10 -3 m 3 và khí trong bóng có áp suất 10 5 Pa. Nếu coi nhiệt độ của khí không đổi thì số lượng bóng thổi được là A.50 quả bóng. B. 48 quả bóng. C. 52 quả bóng. D. 49 quả bóng. Câu 21. Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định tăng 2.10 5 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí trên tăng 5.10 5 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi trong các quá trình trên. Áp suất và thể tích ban đầu của khí trên là
VẬT LÍ 12_CHƯƠNG II_KHÍ LÍ TƯỞNG 3 A. 2.10 5 Pa,8 lít. B. 4.10 5 Pa,9 lít. C. 4.10 5 Pa,12 lít. D. 2.10 5 Pa,12 lít. Câu 22. Tính khối lượng khí ôxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0°C. Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m 3 . A.2,145 kg. B. 21,450 kg. C. 1,049 kg. D. 10,49 kg. Câu 23. Một bọt khí có thể tích 1,5cm 3 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 10 3 kg/m 3 , áp suất khí quyển là p 0 = 10 5 Pa và g = 10 m/s 2 . Khi bọt khí này nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích bằng A. 15 cm 3 . B. 15,5 cm 3 . C. 16 cm 3 . D. 16,5 cm 3 . Câu 24. Người ta dùng một bơm tay có ống bơm dạng hình trụ dài 50 cm và bán kính trong 4 cm để bơm không khí vào một túi cao su sao cho túi phồng lên, có thể tích là 6,28 lít và áp suất không khí trong túi là 4 atm. Biết áp suất khí quyển là 1 atm và coi nhiệt độ của không khí được bơm vào túi không đổi. Số lần đẩy bơm là A.126 lần. B. 160 lần. C. 40 lần. D. 10 lần. Câu 25. Người ta dùng bơm có pit-tông diện tích 8 cm 2 và khoảng chạy 25 cm bơm một quả bóng. Ban đầu quả bóng chứa không khí ở áp suất khí quyển p 0 = 10 5 Pa và có thể tích là V 0 = 1500 cm 3 . Sau 10 lần bơm thì thể tích của quả bóng là 2000 cm 3 . Coi quá trình bơm nhiệt độ không đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm là A.10 5 Pa. B.7,5.10 4 Pa. C. 1,75.10 4 Pa. D. 1,75.10 5 Pa. Câu 26. Dùng ống bơm bơm một quả bóng đang bị xẹp, mỗi lần bơm đẩy được 50cm 3 không khí ở áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau 60 lần bơm quả bóng có dung tích 2 lít, coi quá trình bơm nhiệt độ không đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm là A. 1,25 atm. B. 1,5 atm. C. 2,5 atm. D. 2 atm. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Trong thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một lượng khí xác định khi nhiệt độ được giữ không đổi. Phát biểu Đún g Sai a. Bộ phận số (3) là pit-tông. b. Bộ phận số (5) là chân đế. c. Bộ phận số (2) là pit-tông. d. Bộ phận số (1) là áp kế.
VẬT LÍ 12_CHƯƠNG II_KHÍ LÍ TƯỞNG 4 Câu 2. Một khối khí khi đặt ở điều kiện tiêu chuẩn (trạng thái A). Nén khí và giữ nhiệt độ không đổi đến trạng thái B. Đồ thị áp suất theo thể tích được biểu diễn như hình vẽ: Phát biểu Đún g Sai a.Số mol của khối khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 0,1 mol. b. Thể tích khí ở trạng thái B là 1,12 lít. c. Đường biểu diễn quá trình nén đẳng nhiệt là một cung hypebol AB. d. Khi thể tích của khối khí là 1,4 lít thì áp suất là 1,5 atm Câu 3. Cho các phát biểu về đường đẳng nhiệt: Phát biểu Đúng Sai a. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V) là một cung hypebol. b. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (V, T) là một đoạn thẳng song song với trục OT. c. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, T) là một đoạn thẳng vuông góc với trục OT. d. Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt là giống nhau. Câu 4. Người ta dùng một bơm tay có ống bơm dài 50 cm và đường kính trong 4 cm để bơm không khí vào một túi cao su sao cho túi phồng lên. Sau 40 lần bơm thì không khí trong túi có thể tích là 6,28 lít. Biết áp suất khí quyển là 1 atm và coi nhiệt độ của không khí được bơm vào túi không đổi. Lấy 3,14 Phát biểu Đún g Sai a. Mỗi lần bơm ta đưa vào quả bóng 0,628 lít khí. b. Sau 40 lần bơm ta đưa vào quả bóng 50,24 lít khí. c. Sau 40 lần bơm lượng khí đưa vào quả bóng được nén còn 6,28 lít. d. Áp suất khí trong quả bóng sau 40 lần bơm là 4 atm. Câu 5. Một lượng khí có thể tích 240 cm 3 chứa trong một xilanh có pittong đóng kín, diện tích của đáy pit-tông là 24 cm 2 (Hình vẽ). Áp suất khí trong xi lanh bằng áp suất ngoài và bằng 100 kPa. Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và thành xilanh. Coi các quá trình xảy ra là đẳng nhiệt. Phát biểu Đúng Sai a.Khi pit-tông dịch chuyển sang trái 2 cm thì thể tích khí lúc này là 288 cm 3 . b. Khi pit-tông dịch chuyển sang phải 2 cm thể tích khí lúc này là 192 cm 3 . c. Để dịch chuyển pit tông sang trái 2 cm cần một lực 60 N. d. Để dịch chuyển pit-tông sang phải 2 cm cần một lực 40 N.