PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BAI TAP LY 6(3 BO).docx

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHỦ ĐỀ 1: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG Câu 1: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được những lực nào trong các hình dưới: GIẢI Các lực trong hình bên là: trọng lực, lực đàn hồi, lực đẩy Câu 2: 1. Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ hướng chuyển động. 2. Nén một lò xo, kéo dãn dây chun( hình 1.4), mô tả sự thay đổi hình dạng của lò xo, dây chun khi chịu lực tác dụng
 3. Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật  4. Theo em, lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật không? Nếu có, hãy cho ví dụ hoặc dùng các lực trong hình 1.1 để chứng minh. GIẢI 1. Ví dụ về lực làm thay đổi hướng chuyển động:  Gió thổi lá buồm giúp thay đổi hướng chuyển động của thuyền.  Dùng vợt đánh quả cầu lông làm thay đổi hướng chuyển động của nó. 2. Khi lò xo vị nén, chiều dài của lo xo bị ngắn lại, còn dây chun khi kéo dãn ra thì chiều dài của nó dài thêm. 3. Ví dụ lực làm thay đổi hình dạng vật:  Dùng tay ép chặt quả bóng cao su, quả bóng cao su bị nõm vào.  Kéo dây cung, thì dây cung bị biến dạng 4. Lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động vật, vừa làm biến dạng vật. Ví dụ:  Dùng vợt tác dụng lực vào quả bóng tenis  Thả quả bóng cao su từ trên cao xuống Câu 3: 1. Trong các lực ở hình 1.1, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc? 2. Hãy tìm thêm ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. 3. Thí nghiệm 1 hình 1.5 - Chuẩn bị: Giá gắn lò xo lá tròn có dây kéo, xe lăn - Bộ thí nghiệm như hình 1.5 - Dùng dây nén lò xo lá tròn rồi chốt lại. Khi đặt xe ở vị trí A (hình 15.a), nếu thả chốt thì lò xo bung ra (hình 15.b) nhưng không làm cho xe chuyển động được. a) Tại sao lò xo không làm xe chuyển động được? b) Phải đặt xe ở khoảng nào thì khi lò xo bung ra làm cho xe chuyển động? Tại sao? Thí nghiệm 2 hình 1.6 - Chuẩn bị: Hai xe lăn có đặt nam nhân - Bố trí thí nghiệm như hình 1.6
Có phải chỉ khi đẩy xe B cho tới khi tiếp xúc với xe A thì xe B mới làm cho xe A bắt đầu chuyển động không? Tại sao? 4. Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 và lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 có gì khác nhau? GIẢI 1. Lực tiếp xúc: hình c; hình d     Lực không tiếp xúc: hình a; hình b 2. Lực tiếp xúc: lực sút của chân lên quả bóng, lực đẩy của tay lên thùng hàng, lực kéo của tay lên xe kéo, ...     Lực không tiếp xúc: lực đẩy của hai cục nam châm, trọng lực của búa khi rơi tự do từ trên cao, ... 3. Thí nghiệm 1: a) Lò xo không làm xe chuyển động được vì lực đẩy của lò xo không tác dụng lên xe. b) Phải đặt xe trong khoảng bên trong đoạn OB thì khi lò xo bung ra sẽ làm cho xe chuyển động.      Thí nghiệm 2: Không phải chỉ khi đẩy xe B cho tới khi tiếp xúc với xe A thì xe B mới chuyển động. Vì khi gần tiếp xúc với xe A thì lực từ của hai đầu nam châm đã hút chúng lại với nhau làm cho xe A chuyển động 4. Lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 tạo ra lực tiếp xúc. Còn lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 là lực không tiếp xúc. Câu 4: Khi đặt một hộp bút lên tay, ta dễ dàng cảm thấy có lực tác dụng. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy theo em, làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực? GIẢI Để biểu diễn lực ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng của lực: phương, chiều và độ lớn. Câu 5: 1. Độ lớn của lực 1. Theo em lực nào trong hình 2.1 là mạnh nhất, yếu nhất? Hãy sắp xếp các lực này theo thứ tự độ lớn tăng dần. 2. Hãy so sánh độ lớn lực kéo của hai đội kéo co trong hình 2.2 a và 2.3b
3. Hãy tìm hai lực trong đời sống có độ lớn khác nhau 2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực 1. Hãy dự đoán độ lớn của lực dùng để mở hoặc đóng cửa sổ, cửa ra vào của lớp em rồi dùng lực kể kiểm tra 2. Hãy dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút của em lên khỏi mặt bàn và dùng lực để kiểm tra 3. Phương và chiều của lực Hãy mô tả bằng lời phương và chiều của các lực trong hình 2.5 GIẢI 1. Độ lớn của lực 1. Theo em, lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất, lực của em bé ấn nút chuông điện là yếu nhất. Sắp xếp các lực theo thứ tự độ lớn tăng dần: 1. Lực của em bé ấn nút chuông điện 2. Lực của người mẹ kéo cửa phòng 3. Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên 4. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy 2. Đội bên phải có độ lớn lực kéo lớn hơn đội bên trái. 3. Hai lực trong đời sống có độ lớn bằng nhau:  Trọng lực của tạ và lực đẩy của lực sĩ khi người lực sĩ giữ tạ đứng im. 2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực Học sinh dự đoán và dùng lực kế để kiểm tra. 3. Phương và chiều của lực Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 6: 1. Hãy nêu các đặc trưng của các lực trong hình 2.7a,b,c. Hình vẽ trong mặt phẳng đứng theo tỉ xích 1cm ứng với 1N

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.