Content text 4.2. PHẦN 3 - HÓA HỌC.Image.Marked.pdf
H S A Chủ đề Hóa Học 201. D 202. D 203. D 204. C 205. C 206. A 207. B 208. D 209. C 210. C 211. D 212. B 213. C 214. 9,4 215. D 216. C 217. A
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ ba: KHOA HỌC hoặc TIẾNG ANH (Lựa chọn 3 trong 5 chủ đề dưới đây) Thời gian làm bài: 60 phút Tổng điểm phần thi Khoa học: 50 điểm H S A hoặc Tiếng Anh (dành xét tuyển khối ngành ngoại ngữ) Thời gian hoàn thành phần thi Tiếng Anh: 60 phút Tổng điểm phần thi Tiếng Anh: 50 điểm Hà Nội, tháng .....năm 2025
H S A Phần thứ ba. KHOA HỌC Chủ đề Hóa học có 17 câu hỏi từ 201 đến 217 Câu 201: Xét hệ cân bằng: 2NO2 (g, nâu đỏ) ⇌ N2O4 (g, không màu). Dưới đây là bảng dữ liệu thực nghiệm về nồng độ các khí trước và sau khi hệ đạt trạng thái cân bằng ở 25oC: Cho các phát biểu sau: 1) Sau thí nghiệm 1, nồng độ NO2 tăng lên, nồng độ N2O4 giảm xuống. 2) Sau thí nghiệm 5, màu hỗn hợp khí chuyển từ nâu đỏ sang không màu. 3) Nồng độ NO2 ở trạng thái cân bằng nhỏ hơn nồng độ NO2 ban đầu trong cả 5 thí nghiệm. 4) Nồng độ N2O4 ở trạng thái cân bằng lớn hơn nồng độ N2O4 ban đầu trong cả 5 thí nghiệm. 5) Giá trị 2 4 2 2 N O NO trong cả 5 thí nghiệm đều bằng 214,9. Số phát biểu sai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án 4. Giải thích Có 4 phát biểu sai là (2), (3), (4), (5). 1) đúng, ở TN1 nồng độ NO2 tăng từ 0 lên 0,0547; nồng độ N2O4 giảm từ 0,6700 xuống 0,6430. 2) sai, ở TN5 nồng độ NO2 giảm từ 0,2 xuống 0,0204; nên màu nâu đỏ của hỗn hợp chỉ nhạt đi chứ không mất màu hẳn để thành không màu. 3) sai, ở TN1, 3, 4 thì nồng độ NO2 ở trạng thái cân bằng lớn hơn nồng độ NO2 ban đầu, còn ở TN2,
H S A 5 thì nhỏ hơn. 4) sai, ở TN2, 5 thì nồng độ N2O4 ở trạng thái cân bằng lớn hơn nồng độ N2O4 ban đầu, còn ở TN1, 3, 4 thì nhỏ hơn. 5) sai, vì: Câu 202: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta–1,3– đien và styrene thu được một loại polymer là cao su buna- S. Đem đốt một mẫu cao su này ta nhận thấy số mol O2 tác dụng bằng 1,325 lần số mol CO2 sinh ra. Hỏi 19,95 gam mẫu cao su này làm mất màu tối đa bao nhiêu gam bromine? A. 42,67 gam B. 36,00 gam C. 30,96 gam D. 39,90 gam. Đáp án 39,90 gam. Giải thích Khi trùng hợp, cứ 1 phân tử buta-1,3 – đien sẽ còn lại 1 liên kết pi để phản ứng với Br2. → Khối lượng Br2 tham gia phản ứng = 0,225. 160 = 36 gam. Câu 203: Điều nào dưới đây sai khi nói về sự tạo thành liên kết trong hợp chất CaF2? A. Nguyên tử Ca cho 2 electron để tạo thành ion Ca2+ . B. Nguyên tử F nhận 1 electron để tạo thành ion F− . C. Ion Ca2+ và ion F− hút nhau để tạo thành liên kết ion. D. Xảy ra quá trình: Ca + 2e → Ca2+; F → F− +e.