Content text 6. TỔNG ÔN_SỐ 02 docx_.docx
1 ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC VẬT LÍ 12 CT_CHƯƠNG I_VẬT LÍ NHIỆT (Bám sát CTGDPT mới) Họ và tên học sinh ………………………………………………………..…Trường ………………………………………. Câu 1. Gọi D 1, D₂, D 3 và D 4 lần lượt là khối lượng riêng của các vật làm bằng thiếc, nhôm, sắt và niken. Biết D 2 <D 1 <D 3 <D 4 . Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật có cùng thể tích và cùng hình dạng từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật. A. Vật bằng thiếc. B. Vật bằng nhôm. C. Vật bằng niken. D. Vật bằng sắt. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng bằng cách đun sôi 2 kg chất lỏng và đo nhiệt lượng cần thiết. Biết công suất của bếp đun là 600 W và thời gian đun là 900 s. Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng bằng A. 334 kJ/kg. B.270 kJ/kg. C.260 kJ/kg. D.2260 kJ/kg. Câu 3. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là A.sự nóng chảy. B. sự hóa hơi. C. sự kết tinh. D. sự ngưng tụ. Câu 4. Hình bên là đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của vật rắn kết tinh khi được làm nóng chảy. Trong khoảng thời gian từ t a đến t b thì A. vật rắn không nhận năng lượng. B. nhiệt độ của vật rắn tăng. C. nhiệt độ của vật rắn giảm. D. vật rắn đang nóng chảy. Câu 5. Một hỗn hợp gồm 0,2 kg nước đá (thể rắn) ở 0°C và 0,3 kg nước (thể lỏng) ở 40°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334 kJ/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Khối lượng nước đá (thể rắn) còn lại sau khi đạt cân bằng nhiệt là A.0,049 kg. B. 0,151 kg. C. 0,194 kg. D. 0,200 kg. Câu 6. Khi đặt vật 1 tiếp xúc với vật 2 thì có sự truyền nhiệt từ vật 2 sang vật 1. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Vật 2 chứa rất nhiều nhiệt lượng. B. Vật 1 chứa rất ít nhiệt lượng. C. Cả hai vật không chứa nhiệt lượng. D. Nhiệt độ của hai vật bằng nhau. Câu 7. Cho một ít nước đá có nhiệt độ dưới 0°C vào một bình chứa. Đun nóng bình chứa thì nhiệt độ của nước đá tăng dần đến 0°C. Khi đạt 0°C, nước đá tan dần thành nước. Trong suốt thời gian nước đá chuyển thành nước, nhiệt độ của hệ (nước đá và nước) A. không đổi, luôn ở nhiệt độ điểm ba của nước. B. luôn tăng lên. C. không đổi, luôn ở 4°C. D. không đổi, luôn ở 0°C. Câu 8. Nhiệt dung riêng c của một chất là nhiệt lượng cần thiết để A. 1 phân tử chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C). B. 1 m³ chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C). C. 1 kg chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C). D. 1 mol chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C).
4 Câu 26. Quá trình làm thay đổi nội năng của vật bằng cách cho nó tiếp xúc với vật khác khi A. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự trao đổi công. B. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự nhận công. C. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự truyền nhiệt. D. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự truyền nhiệt. Câu 27. Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. B. Các phân từ chuyển động không ngừng. C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực tương tác phân tử. Câu 28. Vật ở thể rắn có A. thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén. B. thể tích và hình dạng riêng, dễ nén. C. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, rất khó nén. D. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, dễ nên. Câu 29. Một học sinh, sau khi biết đến thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hao thành nhiệt để làm ấm nước. Cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của 300 g nước 20°C đến 95°C? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K). A. 94500 J. B. 22000 J. C. 5400 J. D. 14 J. Câu 30. Một học sinh dùng một sợi dây buộc một vật có khối lượng 5,0.10 2 kg đang rơi qua ròng rọc vào trục bánh guồng. Học sinh này đặt hệ thống vào một bể chứa 25,0 kg nước cách nhiệt tốt. Khi vật rơi xuống sẽ làm cho bánh guồng quay và khuấy động nước. Nếu vật rơi một khoảng cách thẳng đứng 1,00.10 2 m với vận tốc không đổi thì nhiệt độ của nước tăng bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,20 kJ/(kg.K), g = 9,81 m/s 2 . A. 15 K. B. 4,7 K. C. 6,1 K. D. 18 K. ----HẾT----