Content text Đề 16 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 16 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1917, nhân dân Nga thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Hoàn thành phổ cập giáo dục đại học. B. Chống chủ nghĩa phát xít. C. Tiến hành cách mạng công nghiệp. D. Thành lập Chính phủ Xô viết. Câu 2. Đầu thế kỉ VI, cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo chống lại thế lực ngoại xâm nào sau đây? A. Nhà Lương. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Hán. Câu 3. Quá trình hình thành Liên hợp quốc gắn liền với vai trò chủ yếu của các chính phủ nào sau đây? A. Liên Xô, Mỹ, Anh. B. Việt Nam, Mỹ, Anh. C. Liên Xô, Mỹ, Nhật Bản. D. Nhật Bản, Anh, Đức. Câu 4. Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa chính thức gia nhập tổ chức ASEAN? A. Ti-mo Lét-xte. B. Bru-nây. C. Việt Nam. D. Thái Lan. Câu 5. Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN có triển vọng nào sau đây? A. Có cơ hội nhất thể hoá về mặt chính trị. B. Mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài. C. Giải quyết triệt để “vấn đề Campuchia”. D. Kết nạp thêm thành viên ngoài khu vực. Câu 6. Trong Cách mạng tháng Tám (1945), nhân dân Việt Nam đã tiến hành hoạt động nào sau đây? A. Đánh đuổi phát xít Nhật. B. Tham gia Hội nghị thành lập Đảng. C. Thành lập chính phủ công nông. D. Tiêu diệt phát xít Đức. Câu 7. Quân dân Việt Nam mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 bằng trận đánh nào sau đây? A. Na Sầm. B. Đông Khê. C. Thất Khê. D. Lạng Sơn. Câu 8. Đế quốc Mĩ có hành động nào sau đây trong quá trình thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam? A. Mở các cuộc phản công chiến lược. B. Viện trợ quân sự cho thực dân Pháp. C. Kí Hiệp định Pốt-x-đam với Pháp. D. Tham dự Hội nghị Bàn Môn Điếm. Câu 9. Nội dung nào sau đây là thành tựu cơ bản của đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Hoàn thành hệ thống lí luận về Đổi mới. B. Đạt chuẩn giáo dục phổ cập đại học. C. Trở thành “con rồng” kinh tế châu Á. D. Độc lập, chủ quyền được giữ vững. Câu 10. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)? A. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mĩ. B. Kí Tạm ước Việt - Pháp. C. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước. D. Tham gia Quốc tế Cộng sản. Câu 11. Hoạt động nào sau đây của Việt Nam là biểu hiện phát triển quan hệ đối ngoại trong những năm 1975 – 1985? A. Kí Hiệp định Pa-ri. B. Gia nhập Liên hợp quốc. C. Gia nhập ASEAN. D. Kí Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 12. Trong những năm 1911-1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập tổ chức chính trị nào sau đây? A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Pháp. D. Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 13. Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc từ năm 1991 đến nay có ý nghĩa nào sau đây? A. Khẳng định chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. B. Chứng minh sức sống và triển vọng của chủ nghĩa xã hội. C. Chứng tỏ kinh tế thị trường tự do là ưu việt của chủ nghĩa xã hội. D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi. Câu 14. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân không thành công của các cuộc kháng chiến từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX? A. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. B. Sự vượt trội về trang bị vũ khí của đối phương. C. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân. D. Triều đình phong kiến không có sự phòng bị. Câu 15. Quá trình tồn tại của Trật tự hai cực I-an-ta (1945 – 1991) có đặc điểm nào sau đây? A. Tồn tại song song với cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
"Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị – quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật". (Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401) a) “Một bị thương, một bị mất” trong đoạn tư liệu thể hiện sự suy yếu của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự tan rã của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh lạnh. b) Sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh chịu tác động trực tiếp bởi phong trào giải phóng dân tộc. c) Các trật tự thế giới được thiết lập trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh đều dựa trên cơ sở thực lực của các nước. d) Thực tiễn quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh đến nay cho thấy các nước có thể chế chính trị khác nhau đều có vai trò đối với sự hình thành Trật tự thế giới đa cực. Câu 2. Cho những thông tin trong bảng sau đây: Tên Chiến Dịch Loại hình chiến dịch Cách đánh Thời gian Kết quả Việt Bắc Chủ động phản công. Dùng lực lượng nhỏ đánh địch vận động trên bộ, trên sông, bẻ gãy từng gọng kìm địch. 7-10-1947 đến 22-12-1947. Đánh bại cuộc tiến công chiến lược của Pháp, bảo vệ an toàn căn cứ kháng chiến. Biên giới Chủ động tiến công. Đánh điểm diệt viện 16-9-1950 đến 20-10-1950. Khai thông biên giới. Diệt 2 binh đoàn cơ động Âu - Phi, giải phóng 40 vạn dân với diện tích 4 000 km vuông. Điện Biên Phủ Chủ động tiến công. Đánh chắc, tiến chắc, tiến công dứt điểm từ cụm cứ điểm từ ngoài vào, cuối cùng tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân Pháp. 13-3-1954 đến 7-5-1954. Đập tan hình thức tổ chức phòng ngự cao nhất, mạnh nhất của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân Pháp. (Trích dẫn theo Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh – trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.499 – 451). a) Bảng thông tin thể hiện những chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. b) Chiến dịch Việt Bắc và Biên giới là đều góp phần mở rộng hậu phương quốc tế trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). c) Vận dụng triệt để kế “thanh dã” trong chiến dịch Điện Biên Phủ giúp quân dân Việt Nam đập tan hình thức tổ chức phòng ngự cao nhất, mạnh nhất của Pháp trên chiến trường Đông Dương. d) Các chiến dịch Việt Bắc, Biên giới và Điện Biên Phủ cho thấy bước phát triển về địa bàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Phát triển các quan điểm đổi mới của Đại hội VI, Đại hội VII chủ trương tiếp tục triển khai cộng cuộc Đổi mới nói chung và cải cách kinh tế nói riêng. Về kinh tế, Đại hội đã có kết luận quan trọng khi cho rằng sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định xây dựng cơ chế vận hành nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ