Content text [W11]_Bài 2.1_CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ_KNTT.docx
1 Sản phẩm của nhóm Zalo: NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Thu Huyền) – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG Ngày soạn: BÀI 2: CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH Thời gian thực hiện: 11 tiết (Đọc: 7 tiết, Thực hành tiếng Việt: 1 tiết, Viết: 2 tiết, Nói và nghe: 1 tiết) A. MỤC TIÊU CHUNG 1. Về kiến thức: - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản thơ; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản thơ. - Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học. - Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. - Viết được văn bản nghị luận về một bài thơ: tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm. - Biết giới thiệu (dưới hình thức nói) về một tác phẩm nghệ thuật (văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa) theo lựa chọn cá nhân. 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tiếp nhận; năng lực tự nhận thức; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự chủ và tự học; năng lực đánh giá; năng lực tư duy phản biện; giải quyết vấn đề,… - Năng lực đặc thù: Năng lực thẩm mĩ; năng lực ngôn ngữ; năng lực đọc – hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại 3. Về phẩm chất: Biết sống hòa đồng với mọi người, thiên nhiên; biết trân trọng những nỗi buồn trong sáng thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với cuộc đời. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY PHẦN 1: ĐỌC Tiết ….. - VĂN BẢN 1 NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - HS hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ: khát khao tự do, khát khao một sự thay đổi mang tính cách mạng trên quê hương. 2. Về năng lực: - HS nhận biết và phân tích được đặc điểm cấu tứ cùng hệ thống hình ảnh tổ chức xoay quanh trục cảm xúc “nhớ đồng” của bài thơ. - HS nhận biết và phân tích được dấu ấn tượng trưng trong bài thơ, chỉ ra được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua hệ thống ngôn từ của văn bản. 3. Về phẩm chất: HS biết trân trọng tình cảm gắn bó máu thịt với cảnh sắc, con người và số phận của quê nghèo đang đứng trước ngưỡng của những thay đổi lớn lao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
2 Sản phẩm của nhóm Zalo: NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Thu Huyền) – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung: - GV chiếu video bài hát Giấc mơ trưa (Tùy lựa chọn của GV và xu hướng lớp học: Sôi nổi hoặc Nhẹ nhàng lựa chọn bản Hát hoặc Rap) - GV gợi dẫn câu hỏi: Theo trải nghiệm của em, nỗi nhớ về quê hương, kỉ niệm sẽ bắt đầu hình ảnh nào? - HS lắng nghe và suy nghĩ c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ GV chiếu video bài hát Giấc mơ trưa (Tùy lựa chọn của GV và xu hướng lớp học: Sôi nổi hoặc Nhẹ nhàng lựa chọn bản Hát hoặc Rap) Link 1: https://www.youtube.com/watch?v=2o0cNxO2fWE Link 2: https://www.youtube.com/watch?v=u2Ix73ePWDs GV gợi dẫn câu hỏi: Theo trải nghiệm của em, nỗi nhớ về quê hương, kỉ niệm sẽ bắt đầu hình ảnh nào? B2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh theo dõi và chia sẻ B3. Báo cáo thảo luận: Chia sẻ của học sinh B4. Đánh giá kết quả thực hiện: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài học. GV linh hoạt sử dụng câu trả lời của HS => Dẫn dắt vào bài học HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: Học sinh đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. b. Nội dung: - Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa. - Học sinh thực hành cá nhân – thảo luận nhóm để tìm hiểu phần tri thức ngữ văn c. Sản phẩm: Phiếu học tập ghi nhận tri thức ngữ văn d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - GV phát phiếu học tập cho HS để tìm hiểu về “Cấu tứ” và “Tứ” trong thơ trữ tình, yếu tố tượng trưng trong thơ. 1. Cấu tứ trong thơ - Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. Trong lĩnh vực thơ, cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ
3 Sản phẩm của nhóm Zalo: NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Thu Huyền) – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất. - Sản phẩm của hoạt động cấu tứ trong thơ là tứ thơ (thường được gọi đơn giản là tứ). Tứ đưa bài thơ thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống. Nhờ có tứ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng – hình ảnh trung tâm. - Mỗi bài thơ thường có một cách cấu tứ và một cái tứ riêng. Chú ý tìm hiểu vấn đề này là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc đọc hiểu thơ, nhìn ra những phát hiện độc đáo của nhà thơ về con người, cuộc sống và đánh giá đúng phẩm chất nghệ thuật của bài thơ. - Vì mối liên hệ nhân quả tất yếu giữa cấu tứ và tứ mà trong nhiều trường hợp, người ta đã đồng nhất hai khái niệm này. Lúc đó, có thể xem "tìm hiểu cấu tứ của bài thơ" và "tìm hiểu tứ thơ của bài thơ" là hai hình thức diễn đạt khác nhau về cùng một ý (nội dung). - Những kiểu cấu tứ quen thuộc trong thơ: + Cấu tứ dựa trên mô hình cấu trúc phổ quát của bài thơ: Cấu tứ dựa trên việc xây dựng, tạo lập các hình tượng trong thơ. Cách tổ chức tác phẩm dựa trên việc xây dựng và tổ chức hình tượng có sức khái quát cao luôn là khao khát và thách thức lớn đối với mỗi nhà thơ; Cấu tứ dựa trên việc tổ chức sắp xếp các nguồn cảm xúc sao cho chúng được bung nở, biểu hiện một cách tự nhiên nhất, cho thấy được trạng thái tâm hồn của nhà thơ; Cấu tứ dựa trên việc tạo lập và tổ chức bố cục của bài thơ trữ tình. Bố cục của một văn bản thơ hoàn chỉnh bao gồm có nhan đề, các câu thơ, khổ thơ tạo thành các đoạn thơ, các đoạn thơ đó hợp lại tạo thành một tác phẩm thơ trọn vẹn + Cấu tứ dựa trên đặc trưng cấu trúc của thể thơ và đặc trưng của một số biện pháp nghệ thuật trong thơ: Cấu tứ dựa trên sự tôn trọng đặc trưng của các thể thơ: Thơ lục bát, thơ Đường luật, Thơ tự do, Thơ văn xuôi, … 2. Yếu tố tượng trưng trong thơ - Trong lĩnh vực sáng tác văn học – nghệ thuật nói chung, sáng tác thơ ca nói riêng, thuật ngữ tượng trưng trước hết được dùng để chỉ một loại hình ảnh, hình tượng mang tính đặc thù. Ở đó, người nghệ sĩ thường sử dụng các hình ảnh, sự vật có thể tri giác được hay các câu chuyện cụ thể để diễn tả hoặc gợi lên cảm nhận sâu xa về những vấn đề có ý nghĩa bao trùm và mang tính bản chất. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các kết hợp từ: hình ảnh, hình tượng
4 Sản phẩm của nhóm Zalo: NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Thu Huyền) – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG tượng trưng; yếu tố tượng trưng; tính chất tượng trưng; chủ nghĩa tượng trưng... - Trước một hình ảnh, hình tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi lên những cảm nhận đa chiều, người ta có căn cứ để nói đến sự hiện diện của yếu tố tượng trưng. Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chất tượng trưng của bài thơ. - Mọi hình ảnh, hình tượng thơ, xét từ bản chất, đã có tính chất tượng trưng. Nhưng với những sáng tác thuộc trường phái thơ tượng trưng hoặc thuộc loại hình thơ tượng trưng, tính chất này đã đạt một chất lượng mới. Điều này liên quan đến sự ý thức sâu sắc của nhà thơ về các mối tương giao bí ẩn trong đời sống, nổi bật là tương giao giữa con người với tạo vật, vũ trụ. - Ở bài thơ có yếu tố tượng trưng, các tác giả thường chú ý làm nổi bật tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc... bằng những cách thức khác nhau. - Bên cạnh đó, việc phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy những cảm giác bất định, mơ hồ cũng rất được quan tâm. Với một số nhà thơ tượng trưng, trong số nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng không thể không nói đến việc hoà trộn cảm nhận của các giác quan, việc diễn tả chi tiết những sắc thái chuyển động tinh vi của sự vật, hiện tượng,... Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN 1 – NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu) 2.1. Tìm hiểu khái quát a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng tri thức ngữ văn để: - Học sinh hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ: khát khao tự do, khát khao một sự thay đổi mang tính cách mạng trên quê hương. - Học sinh nhận biết và phân tích được đặc điểm cấu tứ cùng hệ thống hình ảnh tổ chức xoay quanh trục cảm xúc “nhớ đồng" của bài thơ. - Học sinh nhận biết và phân tích được dấu ấn tượng trưng trong bài thơ, chỉ ra được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học thể hiện qua hệ thống ngôn từ của văn bản. b. Nội dung: GV triển khai tìm hiểu văn bản qua các hình thức: phát vấn, thực hiện phiếu học tập, thảo luận nhóm, phát vấn cá nhân. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS thể hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Đọc văn bản và suy ngẫm, GV phát vấn + Nêu những nét chính về tiểu sử và phong cách sáng tác của Tố Hữu? + Hoàn cảnh sáng tác của văn bản có gì đặc I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng