Content text PHẦN III CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN - HS.docx
PHẦN III: CÂU TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Ba hình dưới đây mô tả sự hình thành các chủng của loài A kháng lại chất X; theo học thuyết tiến hóa của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài. Thứ tự các hình mô tả đúng quá trình này là ? (viết theo thứ tự ba số liền kề nhau) Đáp án: Câu 2. Darwin tham gia chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle vào năm nào? Đáp án: Câu 3. C.R.Darwin công bố công trình “Nguồn gốc các loài” vào năm nào? Đáp án: Câu 4. Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Darwin có những bao nhiêu tính chất dưới đây ? 1-Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể. 2-Không xác định được chiều hướng biến dị. 3-Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể. 4-Xuất hiện đồng loạt ở tất cả các cá thể. 5-Di truyền được qua sinh sản hữu tính. 6-Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. Đáp án: Câu 5. Trong chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle và đã quan sát các loài động vật, thực vật, điều kiện tự nhiên và đã thu thập nhiều hóa thạch sinh vật ở những nơi ông đặt chân đến. Qua quan sát ông đã nhận thấy và kết luận bao nhiêu hiện tượng sau đây? (1) Sinh vật có tiềm năng sinh sản lớn (2) Trong quần thể, các cá thể con được sinh ra luôn giống hoàn toàn cá thể mẹ (3) Trong số các biến dị cá thể được hình thành, một số biến dị được di truyền cho thế hệ con (4) Các cá thể trong quần thể, thậm chí các cá thể cùng bố mẹ, mang đặc điểm chung của loài nhưng luôn khác nhau ở một số đặc điểm (5) Khả năng sống sót và sinh sản của cá thể không phải ngẫu nhiên (6) Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của sinh vật. (7) Tất cả các cá thể đều thích nghi với môi trường sống mới (8) Các tính trạng ở đời con khác bố mẹ là do hiện tượng hoán vị gene trong quá trình tạo giao tử Đáp án: Câu 6. Trong những đóng góp sau, có mấy đóng góp là của Darwin cho tiến hoá? 1-Là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể. 2- Chứng minh sinh giới là kết quả của quá trình tiến hoá liên tục từ đơn giản đến phức tạp. 3-Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. 4-giải thích được sự đa hình cân bằng trong quần thể giao phối.
Đáp án: Câu 7. Trong các hạn chế sau, có mấy hạn chế trong học thuyết Darwin? 1-Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. 2-Chưa phát hiện được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hoá. 3-Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. 4-Chưa xác định được vai trò của cách ly dối với sự hình thành loài mới. 5-Chưa giải thích hợp lí về sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. Đáp án: Câu 8. Hình bên dưới mô tả sơ đồ phân li dấu hiệu và sự hình thành loài mới từ các dạng tổ tiên chung theo Darwin, loài chim sẻ số bao nhiêu phù hợp với ăn sâu bọ, hạt, quả? Đáp án: Câu 9. Trong các từ, cụm từ sau đây có mấy từ, cụm từ thường được nhắc đến trong học thuyết Darwin? 1-Cách ly sinh sản. 2-Cách ly địa lí. 3-Biến dị cá thể. 4-Chọn lọc tự nhiên. 5-Đột biến. 6-Phân li tính trạng. Đáp án: Câu 10. Quan sát hình bên giải thích sự hình thành các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh theo học thuyết Darwin. Trong các nội dung dưới đây có bao nhiêu nội dung đúng? 1-Trong quần thể ban đầu tồn tại cả chủng vi khuẩn bình thường và vi khuẩn kháng kháng sinh.