PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bai 23 - On tap chuong 6.pdf

BÀI 23: ÔN TẬP CHƯƠNG 6  CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. [KNTT - SGK] Cho các phát biểu sau: (1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng. (2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. (3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể. (4) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử của các phi kim thuộc cùng một chu kì. (5) Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (3), (5) B. (1), (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (5) Hướng dẫn giải (1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng. (2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. (3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể. (4) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử của các phi kim thuộc cùng một chu kì.  Sai. (5) Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại. Câu 2. [KNTT - SGK] Kim loại nào sau đây không phản ứng hóa học với dung dịch HCl loãng? A. Đồng. B. Calcium. C. Magnesium. D. Kẽm. Câu 3. [KNTT - SGK] Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch NaCl. B. Nhúng thanh Al vào dung dịch MgCl2. C. Nhúng thanh Ag vào dung dịch FeSO4. D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Hướng dẫn giải A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch NaCl. Câu 3. [KNTT - SGK] Cho các phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 Sắp xếp các cặp oxi - hóa khử nào sau đây đúng theo thứ tự tăng dần thấy điện cực chuẩn? A. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+ . B. Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe. C. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+ . D. Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe. Hướng dẫn giải Từ phương trình phản ứng, ta thấy: - tính khử giảm theo chiều: Fe > Cu > Fe2+ - tính oxi hóa giảm theo chiều: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+  chọn A Câu 4. [KNTT - SGK] Nhúng hai thanh kẽm giống nhau vào hai cốc (1) và (2) chứa 5 mL dung dịch HCl 1 M. Nhỏ thêm vào cốc (2) vài giọt dung dịch CuSO4 1 M. Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên xãy ra dạng ăn mòn nào? Giải thích. Hướng dẫn giải Cốc (1): chỉ ăn mòn hóa học Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Cốc (2): ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu Zn/Cu tạo thành 2 điện cực khác bản chất tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÚNG – SAI YÊU CẦU 1. Soạn TỐI THIỂU 10 câu hỏi ĐÚNG – SAI bao phủ toàn bộ nội dung bài học (ít nhất 3 câu có hình ảnh, sơ đồ, thực tế) 2. Trong 4 phát biểu có ít nhất 2 mức độ trong ba mức độ (BIẾT – HIỂU – VẬN DỤNG) 3. Phát biểu đúng gạch chân, giải thích chi tiết từng đáp án. Câu 1. Dây chảy là một chi tiết trong cầu chì có tác dụng ngắt dòng điện khỏi thiết bị, bảo vệ thiết bị khi xảy ra sự cố làm tăng nhiệt độ. a. Khi nhiệt độ tăng cao, đoạn dây này bị chảy và đứt. b. Dây chảy thường được làm bằng kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp như chì. c. Khi dây chảy bị đứt, có thể thay dây chảy bằng dây thép. d. Trong mạng điện của hộ gia đình, bắt buộc phải có cầu chì. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng c. Sai vì thép có nhiệt độ nóng chảy cao, không phù hợp làm dây chảy. d. Sai vì ngoài cầu chì, có thể sử dụng thiết bị khác như aptomat. Câu 2. Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào 3 mL dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1 M): aluminium chloride, zinc nitrate, copper (II) sulfate, lead (II) nitrate. a. Có 2 phản ứng sinh ra kim loại trong thí nghiệm trên. b. Đinh sắt phản ứng với copper (II) sulfate sinh ra sắt (III) sulfate. c. Nếu thay đinh sắt bằng dây kẽm (zinc) thì có 3 phản ứng xảy ra. d. Nếu thay dung dịch aluminium chloride dung dịch silver nitrate thì có 3 phản ứng sinh ra kim loại. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì sinh ra sắt (II) sulfate. c. Sai vì zinc chỉ tác dụng với copper (II) sulfate và lead (II) nitrate d. Đúng. Câu 3. Thực hiện thí nghiệm sự ăn mòn điện hóa sắt bằng cách cho 1 đinh sắt mới vào ống nghiệm, thêm tiếp 3mL nước. Để ống nghiệp trong không khí 3 ngày. a. Sau 3 ngày, đinh sắt bị ăn mòn điện hóa. b. Thí nghiệm có sự tạo thành pin điện. c. Thành phần chính của gỉ sắt là FeO.nH2O. d. Để đinh sắt bị ăn mòn chậm hơn, có thể quấn 1 sợi kẽm (zinc) xung quanh đinh sắt. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Sai vì gỉ sắt có thành phần chính là Fe2O3.nH2O. d. Đúng. Zn trở thành cực âm và bị ăn mòn trước sắt. Câu 4. Người ta có thể thu được kim loại bằng cách tách kim loại từ các hợp chất của chúng, hoặc bằng quá trình tái chế kim loại. a. Để tách nguyên tố kim loại ra khỏi hợp chất của chúng cần thực hiện phản ứng oxi hóa cation kim loại thành nguyên tử. b. Có thể sử dụng nhiệt luyện để điều chế tất cả kim loại. c. Phương pháp điện phân chỉ được sử dụng để điều chế kim loại hoạt động hóa học mạnh.
d. Phương pháp điện phân dù tiêu tốn nhiều năng lượng nhưng cho sản phẩm có độ tinh khiết cao nên được dùng nhiều trong tinh chế kim loại. Hướng dẫn giải a. Sai vì cần khử cation kim loại. b. Sai vì chỉ điều chế kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu. c. Sai vì có thể điều chế các kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu d. Đúng. Câu 5. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. a. Hợp kim có nhiều tính chất cơ học, tính chất vật lí vượt trội so với kim loại. b. Hợp kim có tính chất hóa học khác xa so với tính chất hóa học của các kim loại thành phần. c. Hợp kim được sử dụng phổ biến của sắt là gang và thép. d. Vàng là kim loại có tính dẻo cao nên thường được bổ sung một số kim loại khác nhằm tăng độ cứng của vàng. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì tính chất hóa học của hợp kim tương tự so với tính chất hóa học của các kim loại thành phần. c. Đúng. d. Đúng. Câu 6. Hằng năm, sự ăn mòn kim loại làm tổn thất nhiều về kinh tế, thâm chí gây nguy hiểm cho người lao động khi vận hành các máy móc tại các công trình. a. Có hai loại ăn mòn kim loại chính là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. b. Những thiết bị thường xuyên tiếp xúc với hơi nước, khí oxygen,...xảy ra ăn mòn điện hóa. c. Các quá trình ăn mòn kim loại thường kèm gồm cả ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. d. Để bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa, người ta nối kim loại cần được bảo vệ với một kim loại có tính khử yếu hơn. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì đó là ăn mòn hóa học c. Đúng. d. Sai vì cần nối kim loại cần được bảo vệ với một kim loại có tính khử mạnh hơn. Câu 7. Để tái chế nhôm, người ta sử dụng phế liệu kim loại như các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm. Phế liệu còn lẫn các tạp chất là các chất vô cơ và hữu cơ (có trong nhãn, mác in hoặc sơn trên vỏ lon, hộp). Phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung tới khi chảy lỏng. Phần xỉ lỏng, nổi lên trên được vớt ra khỏi lò. Phần còn lại trong lò là nhôm tái chế ở trạng thái nóng chảy. a. Việc tái chế nhôm giúp giảm tác động tiêu cực của việc khai thác mỏ quặng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. b. Việc cắt, băm nhỏ phế liệu giúp giảm thể tích, tránh hao phí năng lượng khi nung. c. Nhôm tái chế thủ công có thể dùng để chế tạo dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, thau,...) và dụng cụ y tế. d. Quá trình tái chế nhôm thủ công cho lợi nhuận cao nhưng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nếu không có biện pháp xử lý các chất thải. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Sai vì các sản phẩm xoong nồi sản xuất từ nhôm tái chế có độ tinh khiết thấp, dễ lẫn các tạp chất kim loại nặng khác như chì, arsenic, cadmium... Trong quá trình đun nấu, đựng các đồ ăn mặn, chua dễ bị ăn mòn, điện hóa tạo ra những vết lỗ chỗ, lỗ hổng lớn làm cho ion nhôm bị thôi ra lẫn vào đồ ăn thức uống sẽ rất nguy hiểm d. Đúng.
Câu 8. Thực hiện thí nghiệm kiểm tra khả năng và mức độ phản ứng với nước của một số kim loại như Na, K, Mg, Cu. Cho lần lượt từng mẩu nhỏ kim loại vào ống nghiệp chứa 5mL nước cất. Biết trong môi trường trung tính, có 2H O/2OH H 2 2 E 0,413V - + = - . a. K, Na phản ứng nhanh ở nhiệt độ thường. b. Khi đun nóng, Mg và Cu đều không tác dụng với nước. c. Có 3 kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn -0,413V. d. Thế điện cực chuẩn của kim loại đồng lớn nhất trong số các kim loại trên. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì Mg phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường và nhanh hơn khi đun nóng. c. Đúng. d. Đúng. Câu 9. Dựa vào thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử của kim loại có thể dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa – khử ở điều kiện chuẩn. Cho 3 2 2 o o o Ag /Ag Fe /Fe Cu /Cu E 0,799V;E 0,771V;E 0,340V + + + + = = = a. Ở điều kiện chuẩn, Ag+ tác dụng được với Fe2+ tạo Fe3+ và Ag. b. Ở điều kiện chuẩn, Fe3+ oxi hóa Cu thành Cu2+ . c. Tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự: Fe3+ > Ag+ > Cu2+ . d. Tính khử tăng dần theo thứ tự: Ag < Fe2+ < Cu2+ . Hướng dẫn giải a. Đúng.Tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự: Fe3+ > Ag+ > Cu2+ . b. Đúng. c. Sai vì tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự: Ag+ > Fe3+ > Cu2+ . d. Sai vì tính khử tăng dần theo thứ tự: Ag < Fe2+ < Cu. Câu 10. Cho các phát biểu về mạng tinh thể kim loại. a. Trong tinh thể kim loại, ion kim loại nằm ở các nút mạng, các electron hóa trị chuyển động tự do. b. Liên kết kim loại có bản chất là lực hút tĩnh điện. c. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều tồn tại ở thể rắn và có cấu tao tinh thể. d. Mạng tinh thể lập phương tâm khối có độ đặc khít bé hơn mạng tinh thể lập phương tâm diện. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Sai vì thủy ngân ở thể lỏng. d. Đúng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.