Content text Bài 20. Ôn tập chương 6 + đề ôn tập - HS.pdf
Xét phản ứng hoá học dạng tổng quát: aA + bB → cC + dD. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng: C C C C A B C D 1 1 1 1 . . . . a t b t c t d t = − = − = = Nếu phản ứng trên là một phản ứng đơn giản thì biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng: v = k. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: + Nồng độ. + Áp suất. + Nhiệt độ. + Diện tích tiếp xúc. ⇒ Khi tăng các yếu tố này làm tăng số va chạm hiệu quả, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. + Chất xúc tác: Khi có chất này, năng lượng hoạt hoá giảm dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
Câu 1. Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh, phản ứng nào có tốc độ chậm? (a) Đốt cháy nhiên liệu. (b) Sắt bị gỉ. (c) Trung hòa acid - base Câu 2. Cho khoảng 2 g zinc (kẽm) dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? (a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều. (b) Thay dung dịch H2SO4 2 M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích. (c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC). Câu 3. Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng: 2H2O2 → 2H2O + O2. Đo thể tích oxygen thu được theo thời gian, kết quả được ghi trong bảng sau: Thời gian (min) 0 15 30 45 60 Thể tích khí oxygen (cm3 ) 0 16 30 40 48 a) Vẽ đồ thị mô tả sự phụ thuộc của thể tích khí oxygen theo thời gian. b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng ( theo cm3 /min) trong khoảng thời gian: - Từ 0 – 15 phút - Từ 15 – 30 phút - Từ 30 – 45 phút - Từ 45 – 60 phút Nhận xét sự thay đổi tốc độ trung bình theo thời gian. Câu 4. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng của zinc và sulfuric acid loãng. Câu 5. Một phản ứng ở 45oC có tốc độ là 0,068 mol/(L.min). Hỏi phải giảm xuống nhiệt độ bao nhiêu để tốc độ phản ứng là 0,017 mol/(L.min). Giả sử, trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng bằng 2. ----------HẾT----------
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 (Đề có 5 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 5 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hóa học. C. nồng độ. D. chất xúc tác. Câu 2. Tốc độ phản ứng tăng lên khi: A. giảm nhiệt độ. B. tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. tăng thể tích. D. giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng. Câu 3. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 ⎯⎯→ 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là: A. H Cl 2 2 HCl C C C v t t t = = = . B. H Cl 2 2 HCl C C C v t t t − = = = . C. H Cl 2 2 HCl C C C v t t t − − = = = . D. H Cl 2 2 HCl C C C v t t 2 t − − = = = . Câu 4. Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là A. 4,0.10−4 mol/(L.s). B. 1,0.10−4 mol/(L.s). C. 7,5.10−4 mol/(L.s). D. 5,0.10−4 mol/(L.s). Câu 5. Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian? A. B. C. D. Câu 6. Cho phản ứng hóa học sau: C(s) + O2(g) → CO2(g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên? A. Nhiệt độ. B. Áp suất O2. C. Nồng độ CO2. D. Diện tích bề mặt carbon. Câu 7. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. Câu 8. Cho phản ứng hóa học sau: Zn(s) + H2SO4 (aq) ⎯⎯→ ZnSO4 (aq) + H2 (g) Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Diện tích bề mặt zinc. B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid. C. Thể tích dung dịch sulfuric acid. D. Nhiêt độ của dung dịch sulfuric acid. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp. B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ giữ được lâu hơn. Mã đề thi: 606
C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hóa cơm nếp thành rượu. D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn Câu 10. Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng? A. t1 < t2 < t3. B. t1 = t2 = t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3. Câu 11. Trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối KClO3 để điều chế khí oxygen theo phản ứng: KClO3 ⎯⎯→ KCl + O2 Biện pháp nào sau đây được sử dụng nhằm tăng tốc độ phản ứng? A. Nung riêng KClO3. B. Nung KClO3 có xúc tác MnO2. C. Thu khí O2 bằng cách đẩy nước. D. Thu khí O2 bằng cách dời chỗ không khí. Câu 12. Sản phẩm của phản ứng được tạo ra qua các bước theo hình bên dưới: Vai trò chất X là A. chất xúc tác. B. làm tăng năng lượng hoạt hoá của chất tham gia phản ứng. C. làm giảm năng lượng hoạt hoá của chất tham gia phản ứng. D. làm tăng nồng độ của chất tham gia phản ứng. Câu 13. Cho các phản ứng sau: (1) 2Al (s) + Fe2O3 (s) → Al2O3 (s) + Fe (s). (2) 2H2 (g) + O2 (g) → 2H2O (l). (3) C (s) + O2 (g) → CO2 (g). (4) CaCO3 (s) + 2HCl (aq) → CaCl2 (aq) + H2O (l) + CO2 (g). Khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ của những phản ứng nào sau đây sẽ bị thay đổi? A. (1), (2), (4). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 14. Cho phản ứng đơn giản sau: H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g). Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2? A. Tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. B. Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần. C. Tốc độ phản ứng giảm 2 lần. D. Tốc độ phản ứng giảm 4 lần. Câu 15. Cách nào sau đây làm củ khoai tây chín nhanh nhất? A. Luộc trong nước sôi. B. Hấp cách thủy trong nồi cơm. C. Nướng ở 180oC. D. Hấp trên nồi hơi. Câu 16. Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường. A. Không thay đổi. B. Giảm đi 4 lần. C. Ít nhất tăng 4 lần. D. Ít nhất giảm 16 lần. Câu 17. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng: 2H2O2(aq) → 2H2O(l) + O2(g) Hóa chất: dung dịch hydrogen peroxide (H2O2) 30%, bột MnO2. Dụng cụ: Ống nghiệm, tàn đóm đỏ. Tiến hành: Bước 1: Rót khoảng 2 mL dung dịch H2O2 vào 2 ống nghiệm (1), (2). Bước 2: Thêm một ít bột MnO2 vào ống nghiệm (2) và đưa nhanh tàn đóm đỏ vào miệng 2 ống nghiệm.