PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 10 Mối quan hệ giữa kiểu gene - kiểu hình - môi trường.docx

Trang 1 Trường: ………………………… Họ và tên giáo viên: Tổ: ……………………………… ………………………………………….. CHƯƠNG 2: TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG BÀI 10 : MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE – KIỂU HÌNH - MÔI TRƯỜNG I. CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN ( Từ câu 1 đến câu 42) 1. Biết Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đặc điểm của thường biến? A. Thay đổi kiểu gene, không thay đổi kiểu hình. B. Thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gene. C. Thay đổi kiểu hình và thay đổi kiểu gene. D. Không thay đổi kiểu gene, không thay đổi kiểu hình. Hướng dẫn giải: Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen. Thường biến không phải là nguyên liệu của tiến hóa vì thường biến không di truyền được cho đời sau Đáp án cần chọn là: B Câu 2. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của A. Quá trình phát sinh đột biến. B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái. C. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp. Hướng dẫn giải: Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.   Đáp án cần chọn là: C Câu 3. Thường biến là những biến đổi về A. Cấu trúc di truyền. B. Kiểu hình của cùng một kiểu gen. C. Bộ nhiễm sắc thể. D. Một số tính trạng. Hướng dẫn giải: Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen. Thường biến không phải là nguyên liệu của tiến hóa vì thường biến không di truyền được cho đời sau Đáp án cần chọn là: B Câu 4. Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì: A. Lông mọc lại ở đó có màu trắng. B. Lông mọc lại ở đó có màu đen. C. Lông ở đó không mọc lại nữa.
Trang 2 D. Lông mọc lại đổi màu khác. Hướng dẫn giải: Ở thỏ Himalaya bình thường, các vị trí tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ mọc ra màu lông đen do có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin. Tính trạng màu lông của thỏ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường, nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì lông mọc ở đó lại có màu đen. Đáp án cần chọn là: B Câu 5. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của A. Quá trình phát sinh đột biến. B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái. C. Sự tương tác giữa kiểu gene với môi trường. D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp. Hướng dẫn giải: Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.   Đáp án cần chọn là: C Câu 6. Khi nói về mức phản ứng của kiểu gene, kết luận nào sau đây sai? A. Các kiểu gene khác nhau có mức phản ứng khác nhau. B. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp hơn tính trạng số lượng. C. Mức phản ứng qui định giới hạn về năng suất của giống vật nuôi và cây trồng. D. Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gene của cơ thể và môi trường sống. Câu 7. Tính trạng nào sau đây ở gà có mức phản ứng hẹp nhất? A. Sản lượng trứng gà. B. Sản lượng thịt. C. Hàm lượng protein trong thịt. D. Khối lượng trứng gà. Hướng dẫn giải: Những gene quy định tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp, hay sự biểu hiện gene ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Đáp án cần chọn là: C Câu 8. Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố A. Năng suất. B. Kiểu gene. C. Môi trường. D. Kiểu hình. Hướng dẫn giải: Có giống có năng suất cao, chất lượng tốt (kiểu gene có mức phản ứng rộng) thì có thể lai, gây đột biến, … để thay đổi kiểu gene. Đáp án cần chọn là: B Câu 9. Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc A. Cải tiến giống vật nuôi, cây trồng. B. Cải tạo điều kiện môi trường sống. C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. Tăng cường chế độ thức ăn, phân bón. Hướng dẫn giải: Có giống có năng suất cao, chất lượng tốt (kiểu gene có mức phản ứng rộng) thì có thể lai, gây đột biến, … để thay đổi kiểu gene. Câu 10. Muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến việc A. Cải tiến giống hiện có.
Trang 3 B. Chọn, tạo ra giống mới. C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. Nhập nội các giống mới. Hướng dẫn giải: Những gene quy định tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, sự biểu hiện gene chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Vậy muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến Cần chú ý điều kiện môi trường, kĩ thuật chăm sóc. Câu 11. Tính trạng nào sau đây ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường? A. Sản lượng sữa bò. B. Tỉ lệ bơ trong sữa bò. C. Năng suất lúa. D. Số lượng trứng gà. Hướng dẫn giải: Những gene quy định tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp, hay sự biểu hiện gene ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Câu 12. Giới hạn năng suất của giống được qui định bởi yếu tố nào? A. Kĩ thuật chăm sóc. B. Chế độ dinh dưỡng. C. Điều kiện môi trường. D. Kiểu gene. Hướng dẫn giải: Bố mẹ không truyền cho con kiểu hình có sẵn mà di truyền kiểu gene quy định mức phản ứng. Câu 13. Các cây  hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào A. Hàm lượng phân bón B. Nhiệt độ môi trường C. Độ pH của đất D. Chế độ ánh sáng của môi trường. Hướng dẫn giải: Màu sắc hoa của cây hoa cẩm tú cầu phụ thuộc vào độ pH của đất Đáp án cần chọn là: C Câu 14. Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng? A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzyme điều hoà tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp melanin làm lông trắng. C. Nhiệt độ thấp enzyme điều hoà tổng hợp melanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được melanin làm lông đen. D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân. Hướng dẫn giải: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toand thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõ có lông màu đen vì
Trang 4 những tế bào ở đầu mút có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở các tế bào phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin làm cho lông màu đen. Câu 15. Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con. A. Nhiễm sắc thể. B. Tính trạng C. Alen. D. Nhân tế bào. Hướng dẫn giải: - Trong quá trình giảm phân, các NST xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cho nên cấu trúc của các crômatit bị thay đổi → NST ở đời con bị thay đổi so với đời bố mẹ. Nhân của hợp tử được tạo ra do kết hợp giữa nhân của giao tử đực với nhân của giao tử cái cho nhên nhân của tế bào ở đời con có những sai khác nhất định so với nhân của tế bào cơ thể bố mẹ. - Bố mẹ không truyền đạt cho con các tính trạng có sẵn cho nên tính trạng của cơ thể bố mẹ không được truyền nguyên vẹn cho đời con. - Theo quy luật phân li, các alen trong mỗi cặp phân li với nhau và đi về một giao tử, mỗi giao tử mang nguyên vẹn một alen của mỗi cặp. Qua thụ tinh thì alen của giao tử đực kết hợp với alen tương ứng của giao tử cái tạo ra hợp tử có alen tồn tại theo từng cặp. Như vậy alen là đơn vị di truyền được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ sang đời con. Chọn đáp án C Câu 16. Cây phù dung (Hibiscus mutabilis) với sắc hoa thay đổi liên tục (buổi sáng hoa nở màu trắng, đến trưa sẽ chuyển sang màu hồng và buổi tối lại đổi thành màu đỏ sẫm) đã tạo nên sự độc đáo và sức hút vô cùng kì lạ. Nhờ vào đâu hoa phù dung có khả năng chuyển màu độc đáo đến vậy? A. Do thời gian trong ngày đã gây ra sự thay đổi màu sắc. B. Sự tương tác giữa kiểu gene của hoa với môi trường. C. Kiểu gene của hoa đã quy định nên sự chuyển màu. D. Do sự thay đổi nhiệt độ trong một ngày gây ra sự chuyển màu. * Hướng dẫn giải: Sự tương tác giữa kiểu gene của hoa với môi trường là nguyên nhân giúp hoa phù dung có khả năng chuyển màu. Câu 17. Sự biểu hiện của gene chịu ảnh hưởng bởi bao nhiêu yếu tố sau đây (1) Kiểu gene. (2) Tập tính của sinh vật. (3) Các yếu tố của môi trường sống. (4) Mối quan hệ của sinh vật với các cá thể cùng loài. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. * Hướng dẫn giải: Các cá thể có cùng kiểu gene nhưng sinh trưởng và phát triển trong các môi trường khác nhau có thể có kiểu hình khác nhau. => Sự biểu hiện gene phụ thuộc vào sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.