Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 29 - File word có lời giải.docx
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thể thơ: tự do; Dấu hiệu nhận biết: Số chữ trong các dòng thơ không đều nhau. 0,5 2 Hình ảnh tượng trưng được sử dụng trong bài thơ: Cánh cò - tượng trưng cho người mẹ và đất nước. 0,5 3 - Biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ: “Cánh cò trắng” chỉ người mẹ. - Tác dụng: + Giúp câu thơ sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh và sức gợi. + Khắc hoạ vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời chiến tranh, vừa tham gia kháng chiến, vừa bảo vệ, che chở cho con. Qua đó, ta thấy được sự hoà quyện, gắn kết giữa tình yêu nước và tình cảm gia đình. Nhà thơ đã thể hiện sự biết ơn, trân trọng, tự hào trước sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ. 1,0 4 Nội dung của các dòng thơ: - Lời nhắn nhủ của người mẹ với con: sẽ cho con cuộc sống bình yên, niềm tin vào sức mạnh của nhân dân sẽ chiến thắng kẻ địch đem về độc lập, tự do cho dân tộc, tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. - Người mẹ gửi gắm mong ước về ngày độc lập của đất nước vào những lời hát ru với hi vọng truyền cho con lòng yêu nước và niềm tin vào sức mạnh của dân tộc. Qua đó, ta thấy được niềm trân trọng, tự hào về tinh thần, vẻ đẹp, sức mạnh của con người Việt Nam và niềm tin vào tương lai rạng ngời của dân tộc. 1,0 5 - Hình ảnh người phụ nữ trong thời chiến: Kiên cường, bất khuất, giàu tình yêu con, yêu quê hương, đất nước. - Người phụ nữ trong xã hội hôm nay: Tiếp nối những vẻ đẹp truyền thống ấy, giàu tình yêu con, đồng thời mạnh mẽ, giỏi giang, nhạy bén, tạo ra nhiều giá trị trong thời đại mới. 1,0 II LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ trong văn bản ở phần Đọc hiểu. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích, song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích vẻ đẹp hình ảnh người mẹ. 0,25 - Người mẹ đồng thời là một người chiến sĩ hiện lên với vẻ đẹp giản dị, đời 1,0
thường, sau giờ trực chiến về ru con ngủ. - Trong người mẹ có tình yêu nước hoà cùng tình yêu tha thiết với con qua lời thơ ngọt ngào, đằm thắm: + Trong lời ru, giấc mơ bé con bình yên, nhẹ nhàng đậu nơi cánh cò trắng. Mẹ đem tình yêu quê hương đất nước dệt thành lời ru sâu thẳm, mẹ chở che cho con bằng tình yêu đất nước. + Mẹ xua đi tất cả những nặng nề của cuộc chiến xa khỏi giấc mơ con, chỉ giữ lại những bình yên, ấm áp, yêu thương ngập tràn trong đêm yên lành. - Vẻ đẹp hình tượng người mẹ được xây dựng bởi những đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ tự do, hình tượng thơ đa nghĩa, giàu tình biểu tượng, ngôn từ bình dị, giàu tình yêu thương, giọng thơ êm ấi, tha thiết, ngọt ngào; các biện pháp nghệ thuật tu từ (nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê,…) được sử dụng linh hoạt, nhịp nhàng. - Như vậy, hình ảnh người mẹ là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến tranh. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu, niềm tôn kính, tự hào với những người phụ nữ Việt Nam trên mảnh đất hình chữ S. d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Chúng ta đang sống trong thời đại mới với khối lượng tri thức vô cùng phong phú và đa dạng, với tốc độ phát triển mau lẹ của nhân loại. Tuy nhiên, kiểu tư duy theo mẫu, bắt chước, khuôn khổ, thụ động vẫn còn rất phổ biến. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên. 4,0 a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận. Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề tư duy theo mẫu, khuôn khổ, thụ động dưới góc nhìn của người trẻ. 0,5 c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài: - Giải thích vấn đề nghị luận: Tư duy lối mòn là suy nghĩ, nhận thức, hành động dựa trên khuôn mẫu đã tồn tại hoặc theo cách thông thường mà không cân nhắc các khía cạnh khác. - Thể hiện quan điểm của người viết. Có thể theo các ý sau: + Chỉ ra được các biểu hiện của tư duy theo lối mòn (thiếu tính chủ động, sáng tạo, bắt chước, làm theo những cái đã có sẵn, ngại thay đổi nhận thức, chấp nhận, ngại thử thách với những điều mới mẻ, không tìm kiếm cơ hội phát triển,…). + Phân tích những hạn chế của việc tư duy theo lối mòn (không thể phát triển bản thân và xã hội, lặp lại cái cũ khiến mọi thứ trở nên nhàm chán, lạc hậu, bị 2.5