PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn HÓA 12 - Dùng chung 3 sách - FORM 2025 - ĐỀ 8.docx

1. Ma trận đề kiểm tra giữa HKI: - Ester- Lipid 5% chương trình  22% nội dung đề KT. - Carbohydrate 9% chương trình  39% nội dung đề KT. - Hợp chất chứa nitrogen= 9% chương trình  39% nội dung đề KT. - Dự kiến kiểm tra vào tuần 9; có 01 tiết ôn tập GKI. TT Chủ đề/Nội dung Mức độ nhận thức Tổng Các chỉ báo đánh giá năng lực Biết Hiểu Vận dụng Điểm % 1 Ester- Lipid (4 tiết) - NL nhận thức hoá học: từ 1.1 đến 1.6 - NL vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn: 3.1 - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: 2.2 4 2 3 2,25 22,5 2 Carbohydrate (6 tiết) - NL nhận thức hoá học: từ 1.1 đến 1.6 - NL vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn: 3.1 - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: 2.2 6 5 4 3,75 37,5 3 Hợp chất chứa nitrogen (6 tiết) - NL nhận thức hoá học: từ 1.1 đến 1.6 - NL vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn: 3.1 - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: 2.2 6 5 5 4,0 40,0 Tổng số lệnh hỏi 16 lệnh hỏi 12 lệnh hỏi 12 lệnh hỏi 10,0 100% Tổng điểm (tỉ lệ %) 4,0 (40%) 3,0 (30%) 3,0 (30%) 2. Những biểu hiện/chỉ báo cụ thể của năng lực hoá học: Thành phần năng lực Tiêu chí Chỉ báo Nhận thức hoá học Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất HH1.1. Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học. HH1.2. Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học. HH1.3. Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng. HH1.4. So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau. HH1.5. Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định. HH1.6. Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả,...). HH1.7. Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. HH1.8. Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê
phán có liên quan đến chủ đề. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. HH2.1. Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề. HH2.2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. HH2.3. Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu. HH2.4. Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết. HH2.5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. HH3.1. Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống. HH3.2. Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. HH3.3. Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. HH3.4. Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. HH3.5. Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. 3. Bảng đặc tả: TT Nội dung Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá 1 ESTER – LIPID ESTER – LIPID Nhận biết  Nêu được khái niệm về lipid, chất béo, acid béo  Nêu được khái niệm xà phòng và chất giặt rửa Thông hiểu  Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử ester.  Trình bày được phương pháp điều chế ester.  Trình bày được ứng dụng của một số ester.  Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của ester và của chất béo  Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của ester
(phản ứng thuỷ phân) và của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí).  Trình bày được ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6).  Nêu được đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.  Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp. Vận dụng – Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp.  Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo. Vận dụng cao  Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống. 2 CARBOHYDRAT E CARBOHYDRAT E Nhận biết – Nêu được khái niệm carbohydrate – Nêu được cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Thông hiểu – Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số carbohydrate: glucose và fructose; saccharose, maltose; tinh bột và cellulose. – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm –OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng). – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper(II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân). – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayde).  Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và ứng dụng của một số carbohydrate. Vận dụng Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của glucose (với copper(II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens); của saccharose (phản ứng với copper(II) hydroxide); của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng của hồ tinh bột với
iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và tan trong nước Schweizer). Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của glucose, fructose, saccharose, tinh bột và cellulose. 3 HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN 1. Amine (Amin) Nhận biết  Nêu được khái niệm amine  Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amine (trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan). Thông hiểu - Phân loại được amine (theo bậc của amine và bản chất gốc hydrocarbon).  Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử và hình dạng phân tử methylamine và aniline.  Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm –NH 2 (tính base (với quỳ tím, với HCl, với FeCl 3 ), phản ứng với nitrous acid (axit nitrơ), phản ứng thế ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline (anilin), phản ứng tạo phức của methylamine (hoặc ethylamine) với Cu(OH) 2 .  Trình bày được ứng dụng của amine (ứng dụng của diamine và aniline).  Trình bày được các phương pháp điều chế amine (khử hợp chất nitro và thế nguyên tử H trong phân tử ammonia). Vận dụng  Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số amine theo danh pháp thế, danh pháp gốc – chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông thường của một số amine hay gặp.  Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của dung dịch methylamine (hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất chỉ thị), với HCl, với iron(III) chloride (FeCl 3 ), với copper(II) hydroxide (Cu(OH) 2 ); phản ứng của aniline với nước bromine; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của amine. 2. Amino acid (amino axit), peptide (peptit) và protein) Nhận biết – Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; – Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ sôi, khả năng hoà tan). - Gọi được tên một số amino acid thông dụng. – Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid. – Nêu được khái niệm peptide Thông hiểu – Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid).

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.