PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BỒI DƯỠNG HSG 12 CHUYÊN ĐỀ NLVH.docx

1 BỒI DƯỠNG HSG 12 CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC CHUYÊN ĐỀ: PHẦN I : RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ SO SÁNH PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (GỒM KÍ, TN, KICH) PHẦN IV: CHUYÊN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG MỞ BÀI KẾT BÀI PHẦN V: CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU CHÂN DUNG TÁC GIẢ TÁC PHẨM(MỞ RỘNG THÔNG TIN VỀ TG, TP) PHẦN VI: CÁCH ÁP DỤNG KIẾN THỨC TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀO ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CỤ THỂ CÁC CHUYÊN ĐỀ: PHẦN I: RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ SO SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 12 I.  MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.  Khái niệm: Kiểu bài cảm thụ văn học trong quan hệ đối sánh là kiểu bài nghị luận mà đối tượng được đưa ra cảm thụ không phải là một tác phẩm riêng lẻ mà ít nhất phải từ hai tác phẩm (hay đoạn trích) trở lên. Đối với kiểu bài này, người làm bài phải biết phân tích các đối tượng trong thế so sánh để tìm ra những chỗ giống nhau, khác nhau, từ đó hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của các tác phẩm, nét độc đáo trong phong cách của mỗi tác giả… Kiểu bài này đòi hỏi người làm bài phải có năng lực thẩm bình văn chương tinh nhạy, kiến thức lí luận văn học, kiến thức về văn học sử (tác phẩm và tác giả) phong phú và phải có năng lực khái quát, tổng hợp vấn đề cao. 2. Các dạng đề cảm thụ văn học trong quan hệ đối sánh: Có rất nhiều dạng đề đối sánh văn học và đối tượng nghị luận cũng khá rộng. Đó có thể là hai đoạn thơ (văn), hai hình tượng, hai chi tiết trong tác phẩm, có thể là hai tác phẩm cùng thể loại, cùng viết về một đề tài hoặc hai tác phẩm của cùng một tác giả; có thể đối sánh trong quan hệ tượng đồng hoặc khác biệt, quan hệ đồng đại hoặc lịch đại…Tuy nhiên, dù là đối tượng nào thì chúng tôi nhận thấy kiểu đề đối sánh có thể quy về hai dạng chính: 2.1.  Dạng đề có định hướng nội dung cần nghị luận: Ở các đề luận thuộc dạng này, người ra đề đã giới hạn rõ nội dung cần nghị luận. Chẳng hạn, tham khảo các đề văn sau: Ví dụ: Thế giới tâm hồn của người lính qua hai đoạn thơ:                                                 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc                                                ..                                                 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm                                                                         (Quang Dũng – Tây Tiến)                                                 Ôi những cánh đồng quê chảy máu                                                ...                                                 Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu                                                                         (Nguyễn Đình Thi – Đất nước) Nội dung nghị luận được xác định rõ là Vẻ đẹp tâm hồn người lính 2.2. Dạng đề không định hướng nội dung cần nghị luận: Dạng đề này chỉ trích dẫn đoạn thơ/văn…cần nghị luận mà không đưa ra một chỉ dẫn, gợi mở nào. Chẳng hạn:

3   Đề 1: Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc và người lính Tây Tiến trong hai tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”  của Nguyễn Đình Chiểu và “ Tây Tiến”  của Quang Dũng. Đối với đề này, có nhiều hướng triển khai khác nhau, ở đây, chúng tôi đề xuất các ý như sau: 1) Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm: 1.1. Điểm giống: - Đề tài: Hai tác phẩm cùng viết về những con người đã dám xả thân hi sinh vì đất nước - Hình tượng các nhân vật mang vẻ đẹp đậm chất bi tráng. - Cảm hứng:  trân trọng, ngợi ca 1.2. Điểm khác: 1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác, nhân vật trữ tình: - Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc: + Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù Nam bộ, sống gắn bó với nhân dân miền Nam. Ông là lá cờ đầu của dòng văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX + Bài văn tế được viết trong thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh đồn Cần Giuộc đêm 16.12.1861. - Tây tiến: + Quang Dũng là một chiến sĩ trong đoàn quân Tây tiến, xa Tây Bắc, xa Tây Tiến, nhớ đồng đội mà viết về đồng đội. 1.2.2. Nét độc đáo của mỗi hình tượng: - Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn là người nông dân thuần phác, giản dị , quanh năm chỉ biết “ Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó” nhưng có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc,. Họ tự nguyện đứng lên đánh giặc cứu nước. Trang bị vũ khí vô cùng thô sơ, kinh nghiệm trận mạc ít ỏi nhưng họ chiến đấu với tinh thần quả cảm và  đã hi sinh anh dũng. -   Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến là những thanh niên, học sinh Hà Nội xếp bút nghiên lên đường cứu nước. Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn giữ được vẻ đẹp rất hào hùng mà cũng rất hào hoa. 1.2.3. Nghệ thuật khắc họa: - Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc: giọng điệu trang trọng, bi thương, câu văn biền ngẫu có kết cấu đăng đối, ngôn ngữ giàu hình ảnh và sức biểu cảm với hệ thống các hình ảnh so sánh ví von, chi tiết chọn lọc đặc sắc… - Hình tượng người lính Tây Tiến: Được khắc họa bằng bút pháp lãng mạn mang đậm chất bi tráng… 2)  Bàn luận mở rộng: - Cùng viết về người lính nhưng với tài năng nghệ thuật riêng các nhà thơ, nhà văn đã góp phần làm phong phú thêm vẻ đẹp của người lính trong văn học và cho người đọc một bài học về sự sáng tạo. - Với bài “ Văn tế…” lần đầu tiên người nông dân áo vải bước vào văn học với tư cách là người lính, cùng với những tác phẩm khác cùng đề tài tạo nên vẻ đẹp của người lính trong văn học Trung đại. “ Tây tiến” chính là sự kế thừa và sáng tạo từ hình ảnh này. Đề 2:         Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau : “ Ta muốn ôm … - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
4 (Vội vàng - Xuân Diệu) “Tôi buộc lòng tôi với mọi người … Không áo cơm, cù bất cù bơ…” (Từ ấy - Tố Hữu) Định hướng cách giải quyết: 1. Giới thiệu    Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ của hai tác giả đã nêu lên quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một nhà thơ Mới và một nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại. 2. Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu) - Về nội dung:  Quan niệm sống của Xuân Diệu xuất phát từ tình yêu cuộc sống, con người tha thiết và một cảm quan đặc biệt về thời gian. Vẻ đẹp cuộc sống trong cái nhìn của nhà thơ hiện ra với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ : mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cỏ rạng ngời trong nắng. Nhà thơ đã nhân hoá những vẻ đẹp thiên nhiên đó để nó mang hương sắc của tuổi xuân, tuổi trẻ. Tuy nhiên, những vẻ đẹp ấy sẽ phai tàn cùng với sự trôi chảy của thời gian. Vì vậy, sống là phải chủ động, hết mình, đắm say, mãnh liệt, thức nhọn mọi giác quan để tận hưởng tất cả những vẻ đẹp của cuộc sống, của niềm vui, tình yêu và hạnh phúc. Chú ý phân tích các từ : ôm-riết-say- thâu-hôn-cắn và điệp từ ta muốn để thấy rõ cảm xúc ham hố, vồ vập cả nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống trần gian. - Về nghệ thuật: Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công những câu thơ tự do mang điệu nói, nhịp thơ dồn dập, lôi cuốn; cách sử dụng những động từ táo bạo, mới mẻ; phép lặp từ… để khắc hoạ ước muốn giao cảm tận độ vô biên của thi sĩ với cuộc sống. 3. Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Từ ấy” (Tố Hữu) - Về nội dung: Quan niệm sống và cũng là quan niệm nghệ thuật của Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ là kết quả của sự giác ngộ lí tưởng cộng sản. Nó đã chỉ rõ con đường đời và con đường nghệ thuật của nhà thơ là phải đứng vào hàng ngũ những người lao động để gắn bó, cùng chiến đấu vì lí tưởng cộng sản. Tố Hữu quan niệm : sống là tự nguyện đặt cái “tôi” của mình trong mối quan hệ gắn bó với quần chúng nhân dân. Tâm hồn thi sĩ trải rộng với cuộc đời, cùng hoà nhịp, đồng cảm với những con người đau khổ như những người ruột thịt. Sống là chiến đấu, là hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì quần chúng, nhân loại cần lao. (Chú ý phân tích các từ : “tôi buộc”, “tôi đã là con”, “là anh”, “là em”, “trăm nơi”, “hồn khổ”, “vạn nhà”, “kiếp phôi pha”…)  - Về nghệ thuật: Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công phép lặp, những từ ngữ giàu tính tạo hình, biểu cảm  ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, nhịp thơ dồn dập, mạnh mẽ…. 4. Những điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ * Tương đồng: - Hai đoạn thơ đều thể hiện quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một thế hệ tuổi trẻ được thức tỉnh ý thức cá nhân, khát khao được khẳng định mình bằng một cuộc sống có ý nghĩa. Đó là lẽ sống cao đẹp của những con người gắn bó với cuộc đời, với nhân dân, đất nước. - Hai nhà thơ đã vận dụng những thành tựu nghệ thuật của công cuộc hiện đại hóa thơ ca đương thời. * Khác biệt: - Đoạn thơ của Xuân Diệu thể hiện quan niệm sống của một nhà thơ Mới. Nó thể hiện sự  trân trọng của nhà thơ với vẻ đẹp  cuộc sống, tuổi trẻ, niềm vui, hạnh phúc ở cuộc đời. Đó là một quan niệm giàu giá trị nhân văn.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.