PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text bài 2 SỰ BIỂU HIỆN THÔNG TIN DI TRUYỀN .pdf

1 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC CÁC LOẠI RNA mRNA (RNA thông tin) - Có kích thước đa dạng, phụ thuộc độ dài gene mã hóa, chiếm 4% tổng lượng RNA của tế bào. - Có chức năng trung gian truyền thông tin di truyền từ gene đến protein. - Trình tự mã hóa trên mRNA quy định trình tự chuỗi polypeptide được dịch mã → quyết định cấu trúc và chức năng của protein. tRNA (RNA vận chuyển) - Dài khoảng 74 – 95 nucleotide. - Có những đoạn trình tự nucleotide bắt cặp bổ sung với nhau và những đoạn không bắt cặp. - Mỗi tRNA chứa một bộ ba đối mã (anticodon) và trình tự đầu 3’ đặc thù liên kết với một loại amino acid nhất định. - Có chức năng vận chuyển các amino acid tới ribosome khi dịch mã. rRNA (RNA ribosome) - Chiếm khoảng 80% tổng lượng RNA, thường có kích thước lớn. - rRNA liên kết với các protein tạo thành tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của ribosome. - Ribosome là nơi xảy ra dịch mã. BÀI 2 SỰ BIỂU HIỆN THÔNG TIN DI TRUYỀN PHẦ N 5 I TÓM TẮT LÍ THUYẾT DI TRUYỀN HỌC CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chủ đề 1
2 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC PHIÊN MÃ Khái niệm: Phiên mã là quá trình tổng hợp RNA trong tế bào dựa trên khuôn DNA. Diễn biến: - Enzyme RNA polymerase bám vào vùng khởi động của gene và di chuyển trên gene. - Enzyme RNA polymerase di chuyển trên mạch khuôn (có chiều 3’ → 5’) của gene để tổng hợp RNA theo chiều 5’ → 3’. - Enzyme RNA polymerase tách hai mạch DNA, các nucleotide tự do được gắn với các nucleotide trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A - U, T - A, G - C và C - G) hình thành phân tử RNA. - Ở sinh vật nhân sơ: Chỉ có một loại RNA polymerase xúc tác phiên mã cho các gene mã hóa các loại RNA khác nhau; mRNA sau phiên mã có thể được dịch mã ngay. - Ở sinh vật nhân thực: Có nhiều loại RNA polymerase trong tế bào; sau phiên mã tạo ra tiền mRNA và được xử lý (gắn mũ đầu 5’; cắt bỏ intron, nối các exon; tổng hợp đuôi poly A đầu 3’) → tạo ra mRNA trưởng thành. PHIÊN MÃ NGƯỢC Khái niệm: Là quá trình tổng hợp DNA bổ sung (cDNA) dựa trên khuôn RNA bởi enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase). Đặc điểm - Phiên mã ngược cần cho sự nhân lên của một số virus có hệ gene RNA và một số virus có hệ gene DNA (như HIV, viêm gan B – HBV) để tạo DNA, sau đó hợp nhất DNA này vào hệ gene tế bào chủ. - Ở vi khuẩn, động vật và thực vật, phiên mã ngược xảy ra nhờ retrotransposon - yếu tố di truyền vận động. Retrotransposon phiên mã ngược các RNA tạo ra cDNA và chèn vào các vị trí trên DNA → tăng kích thước DNA, tạo nên các trình tự DNA lặp lại trong tế bào. MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ 1. MÃ DI TRUYỀN: Khái niệm: Mã di truyền là trình tự nucleotide được mã hóa ở dạng mã bộ ba (codon) trên mRNA xác định trình tự amino acid trong một chuỗi polypeptide. Đặc điểm: II III IV
3 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC - Là mã bộ ba: Ba nucleotide (một codon) liền nhau theo chiều 5’→3’ trên mRNA mã hóa một amino acid; mã được đọc kế tiếp, không gối nhau. - Gồm 61 bộ ba mã hóa và 3 bộ ba kết thúc. + Bộ ba mở đầu dịch mã: AUG → mã hóa methionine (sinh vật nhân thực) hoặc formyl methionine (sinh vật nhân sơ). + Ba bộ ba kết thúc dịch mã: UAA, UAG, UGA → không mã hóa cho amino acid nào. - Tính đặc hiệu: Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một amino acid duy nhất, trừ 3 bộ ba kết thúc. - Tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một amino acid. - Tính phổ biến: Hầu hết sinh vật đều có chung mã di truyền (trừ một số trường hợp ngoại lệ). 2. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ: Khái niệm: Là quá trình sinh tổng hợp protein: Thông tin trình tự nucleotide trên mRNA chuyển thành trình tự amino acid của chuỗi polypeptide. Diễn biến: - Hoạt hóa amino acid: Mỗi amino acid được liên kết vào đầu 3’ của tRNA (tRNAaa) có bộ ba đối mã tương ứng nhờ sự xúc tác đặc hiệu của enzyme aminoacyl tRNA synthetase. - Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide: Mở đầu + Tiểu phần nhỏ của ribosome bám vào mRNA; bộ ba đối mã của tRNAfMet bắt cặp với bộ ba mở đầu AUG trên mRNA. + Tiểu phần lớn của ribosome liên kết với tiểu phần nhỏ tạo thành ribosome hoàn chỉnh; tRNA gắn amino acid mở đầu ở vị trí P. Kéo dài + tRNAaa tiếp theo tiến đến, liên kết với ribosome ở vị trí A. Hai amino acid liên kết peptide với nhau. + Ribosome di chuyển qua một bộ ba hướng đầu 3'. tRNA mở đầu giải phóng fMet và rời ribosome. tRNAaa tiếp theo đi vào vị trí A. + Hai amino acid hình thành liên kết peptide. Ribosome trượt qua bộ ba tiếp theo, các tRNA vận chuyển amino acid đi vào ribosome và chuỗi polypeptide được kéo dài cho đến bộ ba kết thúc. Kết thúc
4 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC + Ribosome dịch đến bộ ba kết thúc trên mRNA. + Protein - yếu tố giải phóng sẽ liên kết vào vị trí A + Yếu tố giải phóng phá vỡ liên kết giữa tRNA cuối cùng ở vị trí P và chuỗi polypeptide, giải phóng chúng. Hai tiểu phần ribosome tách nhau. Amino acid mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptide mới được tổng hợp SỰ TRUYỀN THÔNG TIN DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - Dòng thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là quá trình truyền thông tin từ DNA → mRNA → polypeptide - Trình tự nucleotide trên gene quy định trình tự nucleotide của mRNA từ đó xác định trình tự amino acid của protein và quy định tính trạng ở sinh vật PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticdon)? A. mRNA B. DNA C. tRNA D. rRNA Câu 2. Dưới đây là hình tRNA hãy cho biết mô tả nào dưới đây về phân tử tRNA là đúng nhất? A. tRNA là một polynucleotide mạch thẳng, có số Nucleotide tương ứng với số Nucleotide trên mạch khuôn của gene cấu trúc. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG I V

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.