Content text GIẢI ĐỀ SỐ 042 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Các hạt nhân đồng vị có A. cùng khối lượng. B. cùng điện tích. C. cùng số khối. D. cùng số neutron. Câu 2: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Boyles? A. p1V2 = p2V1 B. p1 V1 = p2 V2 C. p1 V2 = p2 V1 D. p = αV Câu 3: Hai vật cho tiếp xúc sẽ không có sự truyền nhiệt nếu chúng có cùng A. nội năng. B. thể tích. C. nhiệt dung riêng. D. nhiệt độ. Câu 4: Biển báo nào dưới đây có thể có sự hiện diện của bức xạ laser? A. B. C. D. Câu 5: Hình bên mô tả một chiếc hộp được dùng để cất trữ chất phóng xạ. Vật liệu nào là thích hợp nhất để làm hộp A. Chì. B. Đồng. C. Thép. D. Nhôm. Câu 6: Chỉ ra câu sai. A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ. B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau. C. Các đường sức từ là những đường cong không kín. D. Tại mỗi điểm trong từ trường, chỉ có thể vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua. Câu 7: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng? A. Quá trình nóng chảy diễn ra từ phút 1 đến phút 2,5. B. Quá trình nóng chảy diễn ra trong 1 phút đầu tiên. C. Từ phút 1 đến phút 2,5 nước ở thể lỏng. D. Từ phút 2,5 đến phút 3,5 nước bắt đầu sôi. Sử dụng các thông tin sau cho câu 8 và câu 9: Cấu tạo của dynamo (đi-na-mô) xe đạp được mô tả như hình bên. Câu 8: Dynamo là máy phát điện hoạt động gồm A. rotor là nam châm quay, stator là cuộn dây đứng yên. B. rotor là nam châm đứng yên, stator là cuộn dây quay quanh nam châm. C. rotor là cuộn dây quay, stator là nam châm đứng yên. D. rotor là cuộn dây đứng yên, stator là nam châm quay. Mã đề thi 042
Câu 9: Dòng điện được dẫn ra mạch ngoài là A. dòng điện xoay chiều. B. dòng điện một chiều. C. dòng điện xoay chiều hay một chiều phụ thuộc vào số vòng dây. D. không đủ căn cứ để kết luận. Câu 10: Hình vẽ cho thấy hình ảnh các đường sức từ của hai dải nam châm thu được bằng cách sử dụng mạt sắt. Xét vị trí của kim nam châm, cực nào của dải nam châm tương ứng với vùng 1 và 2? A. 1-là cực Bắc; 2 - là cực Nam. B. Cả hai đầu đều là cực Nam. C. 1 - là cực Nam; 2 - là cực Bắc. D. 1 - không phải là cực nam châm; 2 - là cực Nam. Câu 11: Bốn chất lỏng P, Q, R và S có cùng khối lượng được đun nóng với cùng tốc độ. Đồ thị cho thấy sự thay đổi nhiệt độ của chúng theo thời gian. Chất lỏng nào có nhiệt dung riêng lớn nhất? A. P. B. Q. C. R. D. S. Câu 12: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định như hình vẽ A. Lúc đầu dòng điện cùng chiều kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều ngược chiều kim đồng hồ. B. Lúc đầu dòng điện ngược chiều kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều cùng chiều kim đồng hồ. C. Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây. D. Dòng điện cảm ứng luôn cùng chiều kim đồng hồ. Câu 13: Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là 52∘C. Nhiệt độ theo thang Fahrenheit là A. 125, 6 ∘F B. 152, 6 ∘F C. 126, 5 ∘F D. 162, 5 ∘F Câu 14: Trước khi nén hỗn hợp khí trong xilanh của một động cơ có áp suất 1 at, nhiệt độ 40∘C. Sau khi nén thể tích giảm đi 6 lần, áp suất 10 at. Tìm nhiệt độ sau khi nén? A. 400∘C B. 521, 6 ∘C C. 249∘C D. 313∘C Câu 15: Nguyên tố Berylium được ứng dụng nhiều trong công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ. Hạt nhân Berylium 4 9Be có khối lượng là 9,00999 u. Biết khối lượng của proton và neutron lần lượt là 1,00728u và 1,00866u. Năng lượng liên kết của hạt nhân 4 9Be là bao nhiêu? A. 58,15MeV B. 58,15 kJ C. 6,461MeV D. 6,461MJ Câu 16: Một hạt nhân 92 234U thực hiện một chuỗi phóng xạ α, β −và biến thành hạt nhân 82 206Pb bền vững. Trong chuỗi phóng xạ này có bao nhiêu α và β −được phát ra? A. 7 phóng xạ α, 4 phóng xạ β −. B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ β −. C. 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ β −. D. 16 phóng xạ α, 12 phóng xạ β −. Sử dụng các thông tin sau cho câu 17 và câu 18: Một bình cầu thủy tinh có thể tích 45 cm3 chứa khí lí tưởng được nối với một ống khí hình trụ tiết diện 0,1 cm2 một đầu được chặn bởi giọt thủy ngân (hình vẽ). Ở nhiệt độ 20∘C chiều dài cột khí trong ống là 10 cm. Biết rằng áp suất của khí quyển là không đổi. Câu 17: Thể tích của lượng khí trong bình cầu và ống ở nhiệt độ 20∘C là A. 45 cm3 . B. 44 cm3 . C. 46 cm3 . D. 50 cm3 .
Câu 18: Chiều dài của cột khí trong ống khi nhiệt độ tăng đến 25∘C là A. 13,5 cm. B. 7,85 cm. C. 17,85 cm. D. 27,85 cm. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình vẽ thể hiện một mô hình. Hai thanh kim loại dẫn điện và con lăn kim loại chạm vào cả hai thanh và hoàn thành mạch điện. Con lăn nằm trong từ trường do nam châm tạo ra. a) Các đường sức từ trong vùng giữa hai thanh kim loại có chiều vuông góc và hướng lên trên với mặt phẳng do hai thanh tạo ra. b) Biết cảm ứng từ B = 1,2 T; chiều dài con lăn l = 6 cm; cường độ dòng điện I = 2,5 A. Lực từ tác dụng lên con lăn là 1,8 N. c) Con lăn sẽ di chuyển sang trái nhờ lực từ. d) Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Câu 2: Một học sinh tiến hành thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá với một nhiệt lượng kế có dây nung công suất 24 W cùng với cân và cốc hứng nước. Tiến hành như sau: Bước 1: Cho lượng nước đá đang tan vào nhiệt lượng kế. Dùng cốc hứng nước chảy ra từ nhiệt lượng kế trong thời gian t = 6 phút thì thu được khối lượng nước trong cốc là m = 4 g. Bước 2: Bật biến áp nguồn để dây nung nóng lượng đá cũng trong thời gian t = 6 phút. Sau đó học sinh ghi nhận tổng lượng nước trong cốc là M = 34 g. a) Ở bước 1, lượng nước m thu được ở cốc trong khoảng thời gian t là do môi trường cung cấp nhiệt lượng làm cho nước đá nóng chảy. b) Ở bước 2, tổng lượng nước M thu được ở cốc bao gồm khối lượng nước m thu được ở bước 1 và khối lượng nước m′ do môi trường làm tan chảy trong thời gian t lúc sau. c) Khối lượng nước do dây nung làm tan chảy là 20.10−3 kg. d) Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 342308 J/kg. Câu 3: Một bình tích áp được sử dụng trong máy lọc nước có hai phần: bóng chứa nước và bóng chứa khí như hình bên. Khi chưa chứa nước, bóng chứa khí chiếm toàn bộ thể tích trong bình là 12 lít, áp suất 120 kPa. Đường ống dẫn nước vào, nước ra bóng chứa nước có gắn công tắc áp suất điều khiển đóng mở mạch điện. Khi lượng nước trong bóng chứa nước tăng đến 9 lít thì Rơle điều khiển ngắt mạch điện, máy ngừng cung cấp nước vào bình. Khi người dùng lấy nước ra khỏi bình đến khi lượng nước trong bình giảm đến 6 lít thì công tắc tự động đóng để máy cung cấp nước trở lại. Coi khí trong bóng chứa khí là khí lí tưởng, nhiệt độ trong bóng chứa khí không đổi, các bóng mềm, tổng thể tích nước và khí bằng thể tích bình. a) Khi nước được bơm vào bình, thể tích bóng chứa khí giảm. b) Khi Rơle điều khiển ngắt mạch điện, máy ngừng cung cấp nước vào bình thì thể tích khí trong bóng chứa khí là 6 lít. c) Khi nước trong bình là 9 lít, áp suất khí trong bóng chứa khí là 480 kPa. d) Quá trình từ lúc bóng chưa chứa nước cho đến lúc Rơle điều khiển ngắt mạch điện máy ngừng cung cấp nước khí trong bóng chứa khí nhận nhiệt.