Content text RỪNG XÀ NU.pdf
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 1 RỪNG XÀ NU Nguyễn Trung Thành “ Nguyên Ngọc đích thực là một trí thức của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên, là nghệ sĩ thực thụ của những miền “Rẻo cao” đất nước. Văn Nguyên Ngọc cuốn hút người ta, không phải chỉ bởi cách trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức hồn nhiên, ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh, mà còn bằng cả tâm hồn rất Tây Nguyên, cũng rất Hà Giang – Mèo Vạc.” (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh) THÔNG TIN TÁC GIẢ Từ khóa Nguyễn Trung Thành ( Nguyên Ngọc) - Sở trường viết về vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng mà anh hùng, bất khuất. - Ông hiểu về phong tục tập quán và con người Tây Nguyên - nơi ông từng yêu mến, gắn bó trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - Đặc điểm sáng tác: Mang đậm khung hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 2 rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường. Ông đã viết về con người ở mảnh đất này với tấm lòng trân trọng, cảm phục: trong cuộc kháng chiến chống Pháp là “Đất nước đứng lên”, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là “Rừng xà nu”, cả hai tác phẩm đều được xem là đỉnh cao của văn học hiện đại trong hai thời kỳ lịch sử đó. Truyện của Nguyễn Trung Thành có lối viết trong sáng, chặt chẽ, ngôn ngữ đẹp, giàu chất hiện thực nhưng lại có tầm khái quát cao, đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, tất cả tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn với người đọc. THÔNG TIN TÁC PHẨM Xuất xứ Viết năm 1965, in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng Trung Trung bộ số 2/1965, sau được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Hoàn cảnh sáng tác: - Đầu năm 1965, Mỹ đổ bộ ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. - “Rừng xà nu” được viết đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mỹ và được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung Bộ. - Mặc dù “Rừng xà nu” viết về sự kiện nổi dậy của dân làng Xô Man trong thời kì đồng khởi trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 3 Nhận xét về tác giả và tác phẩm 1. Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng. Nệm lá dưới mặt đất ngả lưng êm ru... (Nguyên Ngọc, ‘Về truyện ngắn Rừng xà nu', Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb Giáo dục, 2000) 2. Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây, bởi "nhà ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời...". (Nguyên Ngọc, ‘Về truyện ngắn Rừng xà nu', Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb Giáo dục, 2000) 3. Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn. Là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau. (Nguyên Ngọc, ‘Về truyện ngắn Rừng xà nu', Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb Giáo dục, 2000) 4. Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp, thì cũng có thể nói, Nguyên Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng, những sự tích anh hùng. (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh) 5. Gần nửa thế kỉ qua, truyện ngắn “Rừng xà nu” như một nỗi ám ảnh đẹp từ cảnh sắc đến con người giữa chốn ngàn xanh (Trích bài viết “Về lại “Rừng xà nu”, Báo Kon Tum Online, Tạ Văn Sỹ) 6. Văn Nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị, chắt lọc và trong veo. (Nhà thơ Trần Đăng Khoa) 7. Văn Nguyên Ngọc là thứ văn văn trong, sáng như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng, váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được thế. (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 4 8. Dưới góc nhìn văn hóa, ta thấy “Rừng xà nu” có nội dung rất quan trọng: văn hóa làng và những tình cảm thâm trầm, cao đẹp. Và đó là cơ sở của nội dung thứ hai: Tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên. Tinh thần ấy lớn mạnh được là nhờ nó bám rễ sâu chặt vào “đất làng”. (Đặng Văn Vũ) 9. Nguyên Ngọc đích thực là một trí thức của núi rừng, là nhà văn hóa của Tây Nguyên, là nghệ sĩ thực thụ của những miền “Rẻo cao” đất nước. Văn Nguyên Ngọc cuốn hút người ta, không phải chỉ bởi cách trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức hồn nhiên, ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh, mà còn bằng cả tâm hồn rất Tây Nguyên, cũng rất Hà Giang - Mèo Vạc. (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh) III. NỘI DUNG TÁC PHẨM Bố cục phân tích 1. Hình tượng cây xà nu 2. Hình tượng nhân vật Tnu 3. Hình tượng nhân vật cụ Mết 4. Các nhân vật khác: Dít, Heng * Hướng dẫn phân tích tác phẩm 1. Hình tượng rừng xà nu, cây xà nu a. Giới thiệu khái quát về cây xà nu - Cây xà nu là một loại cây họ thông, có nhiều ở Tây Nguyên, đây là loại cây có sức sống mãnh liệt, nó có thể sinh sôi, nảy nở ngay cả trên những vùng đất khô