Content text ĐỀ 2 - GK1 LÝ 12 - FORM 2025 - HD1 - GV.Image.Marked.pdf
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 2 – HD1 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: .................................................................. Lớp: ................................................................................ PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Câu 1. Trong các tính chất sau, tính chất nào là của các phân tử chất rắn? A. Không có hình dạng cố định. B. Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa. C. Có lực tương tác phân tử lớn. D. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. Câu 2. Chất rắn vô định hình có đặc tính A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. C. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. Câu 3. Vào những ngày trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên. Trong quá trình này nội năng của các phần tử trong lòng bàn tay A. tăng lên do nhận nhiệt từ bên ngoài. B. giảm đi do nội năng biến thành công cơ học. C. tăng lên do nhận công từ hệ cơ hai bàn tay. D. giảm đi do thực hiện công công lên bàn tay. Câu 4. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế như hình dưới đây là A. 500C và 10C. B. 500C và 20C. C. Từ 200C đến 500C và 10C. D. Từ -200C đến 500C và 20C. Câu 5. Cơ thể người có nhiệt độ 350 C khi đo nhiệt độ theo thang đo Celsius. Nhiệt độ cơ thể người đó khi đo theo thang nhiệt độ Fahrenheit là A. 670 F. B. 950 F. C. 51,4 0 F. D. 33,20 F. Hướng dẫn Nhiệt độ theo thang Fahrenheit được tính theo công thức t(0F) = 32 + 1,8.t(0C)
Câu 6. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: Hệ thức ∆U = A + Q khi Q < 0 và A > 0 mô tả quá trình A. hệ truyền nhiệt và sinh công. B. hệ nhận nhiệt và sinh công. C. hệ truyền nhiệt và nhận công. D. hệ nhận nhiệt và nhận công. Câu 7. Một vật khối lượng 0,2 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng từ độ cao 1,5 m. Khi tới chân dốc vật có tốc độ 2 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2 . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt phẳng nghiêng. Độ biến thiên nội năng của vật là A. tăng 2,54 J. B. giảm 2,54 J. C. tăng 3,34 J. D. giảm 3,34 J. Hướng dẫn Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và mặt phẳng nghiêng. Độ biến thiên nội năng bằng hiệu cơ năng đầu và cơ năng sau. 2 2 0 1 1 0,2.9,8.1,5 .0,2.2 2,54( ) 2 2 U A W W mgh mv J Câu 8. Một lít nước ở 200C, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Để tăng nhiệt độ của nước thêm 100C cần cung cấp cho nước một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết rằng không có sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh. A. 42 kJ. B. 84 kJ. C. 126 kJ. D. 21 kJ. Hướng dẫn Áp dụng công thức Q = m.c.(t – t0) = 1.4200.10 = 42000 J = 42 kJ. Câu 9. Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng truyền cho A. chất đó để tăng nhiệt độ của chất đó lên 1 độ. B. 1 kg chất đó để tăng nhiệt độ của chất đó lên 1 độ. C. 1 kg chất đó để tăng nhiệt độ của chất đó lên 1K. D. 1 kg chất đó để tăng nhiệt độ của chất đó lên 10F. Câu 10. Khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật có cùng khối lượng gồm vật 1 bằng chì có nhiệt dung riêng 126J/kg.K; vật 2 bằng đồng có nhiệt dung riêng 380 J/kg.K; vật thứ 3 bằng gang có nhiệt dung riêng 550J/kg.K và vật thứ 4 bằng nhôm có nhiệt dung riêng 880 J/kg.K. Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất là vật bằng A. chì. B. đồng. C. gang. D. nhôm. Câu 11. Người ta nhúng chìm hoàn toàn một thỏi nhôm khối lượng 0,4 kg ở nhiệt độ 1000Cvào 2 lít nước ở nhiệt độ 200C trong một nhiệt lượng kế. Biết rằng không có sự trao đổi nhiệt giữa nước, thỏi nhôm với nhiệt lượng kế và môi trường. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K. Nhiệt độ của hệ khi có cân bằng nhiệt xấp xỉ là A. 230C. B. 250C. C. 300C. D. 420C. Hướng dẫn Ta có phương trình cân bằng nhiệt Qtoả + Qthu = 0 mnhôm.cnhôm.(tcb – tnhôm) + mnước.cnước.(tcb – t nước) = 0 Thay số ta được 0,4.8800.(tcb – 100) + 2.4200.(tcb – 20) = 0 Giải ra được tcb = 230C. Câu 12. Trong quá trình nóng chảy của một viên nước đá, nhận định nào sau đây sai? A. Vật chất tồn tại cả thể rắn và thể lỏng. B. Nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình nóng chảy. C. Quá trình này là quá trình vật hấp thu nhiệt năng. D. Thể tích của nước đá ngày càng tăng.
Câu 13. Để đúc một cái lư hương bằng đồng khối lượng 2 kg, người ta cần làm nóng chảy đồng tinh khiết trước khi đổ vào khuôn. Ban đầu khối đồng ở nhiệt độ 200C và nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10840C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy khối đồng trên xấp xỉ là A. 1,17. 106 J. B. 2,83.106 J. C. 1,78.105 J. D. 4,5.106 J. Hướng dẫn Nhiệt lượng cung cấp gồm nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ của đồng đến 10840C, sau đó là nhiệt lượng để làm nóng chảy hoàn 2kg đồng. Q = mđ.cđ.(tnc – t0) + m = 2.380.(1084 – 20) + 1,8.105 .2 = 1168640 J Câu 14. Nhiệt hoá hơi riêng là nhiệt lượng cần A. để làm cho một kilogam chất lỏng đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi C. cung cấp cho một lượng chất khí hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi D. để làm cho một kilogam chất đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. Câu 15. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25°C đun nóng tới 80°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K. A. 1845 kJ. B. 2299 kJ. C. 8450 kJ. D. 80450 kJ. Hướng dẫn Áp dụng công thức Q = m.c.(t – t0) = 10.4180.(80 – 25) = 2299000 J Câu 16. Vật A có khối lượng 0,10kg ở nhiệt độ 1000C được bỏ vào nhiệt lượng kế B. Nhiệt lượng kế B bằng đồng thau có khối lượng 0,10kg chứa 200 ml nước ban đầu ở 240C. Biết nhiệt dung riêng của nước và đồng thau là 4200 J/kg.K và 3800 J/kg.K. Nhiệt dung riêng của vật A là A. 2200 J/kg.K. B. 880 J/kg.K. C. 3800 J/kg.K. D. 4600 J/kg.K. Hướng dẫn Ta có phương trình cân bằng nhiệt: mA.cA.(tA – tcb) = mB.cB.(tcb – tB) + mn.cn.(tcb – tn) Thay số giải ra được cA = 4600 J/kg.K. Câu 17. Trong các thiết bị thí nghiệm đo nhiệt dung riêng - Vôn kế (V). - Bình nhiệt lượng kế. - Amper kế (A). - Cân điện tử có độ chia nhỏ. - đồng hồ đo thời gian. Nhiệt lượng nguồn điện cung cấp để đun nóng nước được xác định gián tiếp qua thông số của thiết bị A. cân điện tử có độ chia nhỏ, đồng hồ đo thời gian và amper kế. B. bình nhiệt lượng kế, vôn kế và amper kế. C. vôn kế, amper kế và đồng hồ đo thời gian. D. bình nhiệt lượng kế, cân có độ chia nhỏ và đồng hồ đo thời gian. Hướng dẫn Công của dòng điện A = U.I.t Câu 18. Cho bảng theo dõi nhiệt độ nóng chảy của chất rắn như sau. Từ lúc bắt đầu cho đến khi chất rắn nóng chảy hoàn toàn hết bao nhiêu phút? Thời gian(phút) 0 2 4 6 8 10 Nhiệt độ (°C) 20 40 60 80 80 85
A. 5 phút. B. 3 phút. C. 2 phút. D. 10 phút. Hướng dẫn Khối chất rắn bắt đầu nóng chảy từ phút thứ 6, đến phút thứ 8 thì nóng chảy hoàn toàn. Do đó thời gian nóng chảy hoàn toàn của khối chất rắn là 2 phút. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1. So sánh chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh: Nội dung Đúng Sai a Chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không. Đ b Cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định. S c Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình. Đ d Chất rắn kết tinh đa tinh thể và chất rắn vô định hình đều không có nhiệt độ nóng chảy xác định. S Câu 2. Một động cơ nhiệt lý tưởng làm việc giữa hai nguồn nhiệt có nhiệt độ 1000C và 25,40C, thực hiện một công 2kJ. Nội dung Đúng Sai a Động cơ nhiệt biến đổi nhiệt năng thành cơ năng. Đ b Nhiệt độ nguồn nóng là 100K. S c Hiệu suất cực đại của động cơ xấp xỉ là 30%. S d Nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh xấp xì 8 kJ. Đ Hướng dẫn b) Nhiệt độ nguồn nóng là 100 + 273 = 373K. c) Hiệu suất động cơ 2 1 25,4 273 1 1 20 % 100 273 T H T d) Nhiệt lượng nhận từ nguồn nóng 1 2 10 0,2 A Q kJ H Nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh Q2 = Q1 – A = 8 (kJ) Câu 3. Tiến hành thí nghiệm đo nhiệt hoá rơi riêng của hơi nước. Bước 1: - Đặt ấm đun có công suất 1500W lên đĩa cân và hiệu chỉnh cân về số đo 0,00. - Nhấc ấm đun khỏi đĩa cân, rót nước tinh khiết từ từ vào ấm cho đến khi cân chỉ giá trị khoảng 320,00 gam. Bước 2: Đặt ấm đun chứa nước lên đĩa cân, bật công tắc để bắt đầu đun nước. Khi nước sôi, mở nắp để cho nước bay hơi. Khi cân điện tử chỉ 300,00 gam thì bắt đầu bấm đồng hồ đo thời gian. Bước 3: Quan sát thấy sau thời gian 77 giây số chỉ trên cân điện tử còn khoảng 250,00 gam.