Content text Bài 28. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI - HS.docx
Hình. Cấu trúc của xương đùi 2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng - Cơ thể con người có 3 loại khớp: Khớp bất động, khớp động (khớp hoạt dịch) và khớp bán động. - Khớp cho phép các xương hoạt động ở các hoạt động phù hợp với các chức năng của chúng. (a) Khớp bất động Ví dụ: khớp ở hộp sọ (b) Khớp động Ví dụ: khớp gối (c) Khớp bán động Ví dụ: khớp giữa đốt sống 3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng - Trong cơ bắp, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co dãn của bắp cơ. - Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ. - Mỗi động tác hoạt động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.
2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh - Một số bệnh tật liên quan đến hệ vận động: + Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy do cơ thể thiếu calcium và vitamin D; tuổi cao; thay đổi hormone;… + Bông gân, trật khớp, gãy xương do bị chấn thương thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế. + Viêm cơ do bị nhiễm khuẩn khi tổn thương trên da, dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng. + Viêm khớp do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,… + Còi xương, mềm xương, cong vẹo cột sống do cơ thể thiếu calcium và vitamin D; rối loạn chuyển hóa vitamin D. Cong vẹo cột sống còn có thể do tư thế ngồi, đi, đứng, nằm không đúng, lao động nặng không phù hợp với lứa tuổi. - Đối với các bệnh về hệ vận động cần duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin D; vận động đúng cách; tắm nắng; đi, đứng ngồi đúng tư thế; tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động.