PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text UBKT tham tra Du an Duong sat Bac - Nam_tomtat.doc


2 USD). So với tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn NSTW, sơ bộ TMĐT Dự án vượt quá (bằng 114%) tổng vốn đầu tư công trung hạn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 và tương đương 59,7% tổng mức vốn đầu tư công trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025. Vì vậy, cần nghiên cứu, xem xét thận trọng, cụ thể: Thứ nhất, về hạn mức 20% tổng số vốn KHĐTCTH giai đoạn trước: Tờ trình không nêu rõ dự kiến mức vốn trong từng giai đoạn, tuy nhiên, theo Phụ lục 07 kèm theo, tổng chi phí các năm từ 2026 - 2030 khoảng 733.000 tỷ đồng, bằng 25,5% tổng vốn ĐTCTH nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025 và bằng 49% tổng vốn ĐTCTH nguồn NSTW giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, không bảo đảm quy định của Luật Đầu tư công. Nội dung này cần báo cáo Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng về việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác với quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công năm 2019 để bảo đảm căn cứ pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản công. Thứ hai, về khả năng đáp ứng của nguồn lực NSNN: Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu kèm theo chưa thể hiện rõ về phân kỳ đầu tư, dự kiến số vốn cụ thể trong các giai đoạn. Đây là nội dung quan trọng cần có sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan liên quan để xây dựng phương án bố trí vốn bảo đảm tính khả thi. Ngoài ra, theo Phụ lục số 07 kèm theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho thấy, sau thời gian dự kiến hoàn thành của Dự án (năm 2035), từ năm 2036 đến năm 2066, chi phí vận hành và bảo trì Dự án hằng năm đều ở mức trên 25.000 tỷ đồng và chưa rõ phương án chi trả. Vì vậy, để có cơ sở Quốc hội xem xét, quyết định, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn NSNN sử dụng cho Dự án. Đồng thời, đề nghị rà soát danh mục, số vốn cho các dự án ưu tiên đầu tư trong các giai đoạn tới và phương án ưu tiên bố trí vốn đối với các dự án, báo cáo Quốc hội quyết định đối với từng giai đoạn cho phù hợp. Thứ ba, về an toàn nợ công: Tờ trình và các tài liệu kèm theo khẳng định: 03 tiêu chí về mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, 02 tiêu chí quan trọng là bội chi NSNN bình quân và chi trả nợ trực tiếp dự kiến sẽ tăng ở mức khá cao. Bội Chi NSNN bình quân là 4,1% GDP, tăng trên 30% so với mức mục tiêu là 3%; chi trả nợ trực tiếp khoảng 33 - 34%, vượt mức giới hạn 25% tổng thu NSNN. Nhiều ý kiến cho rằng, ngân sách nước ta trong thời gian qua và những năm tới vẫn là bội chi, nguồn vốn đầu tư công chủ yếu từ vay nợ. Do vậy, việc cân đối tổng thể ngân sách cần được tính toán kỹ lưỡng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cần bám sát Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”. Trong bối cảnh những năm gần đây, chi trả nợ và dư nợ công có xu hướng tăng cao, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2025 khoảng 24% thu NSNN, gần tiệm cận so với mức trần cho phép (25%), đòi hỏi công tác quản lý nợ công, quản lý huy động và sử dụng vốn vay phải rất thận trọng, chặt chẽ và tuân thủ các quy định về hạn mức, việc bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể về tác động của việc đầu tư Dự án đến bội chi NSNN, nợ

4 xét, quyết định để bảo đảm cân đối, tổng thể chung. - Về chính sách 18: UBKT nhận thấy, qua kết quả giám sát việc triển khai thực hiện các dự án quan trọng quốc gia thời gian qua cho thấy mặc dù đã cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, tuy nhiên do việc xây dựng các chính sách đặc thù chưa được rà soát kỹ lưỡng và lường hết các khó khăn, dẫn đến các địa phương có cách hiểu khác nhau, lúng túng trong việc áp dụng, do đó, đề xuất của Chính phủ là có cơ sở. - Về chính sách 19: UBKT cho rằng, việc bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, về bản chất là việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Bên cạnh đó, quy định như điểm a và điểm b chính sách 19 có thể sẽ dẫn đến cách hiểu Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ. Do Dự án có quy mô, tính chất phức tạp, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt có thể có ảnh hưởng tác động lớn, do đó cần phải được Quốc hội xem xét, quyết định. Tuy nhiên, để bảo đảm tính cấp bách của Dự án, đề nghị Quốc hội xem xét ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trên đây là Báo cáo tóm tắt thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, UBKT trân trọng báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến./. ỦY BAN KINH TẾ

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.