Content text (MỚI) 5.1.HS. 500 CÂU TRẮC NGHIỆM PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN.docx
1 BỘ 1500 CÂU TRẮC NGHIỆM THEO CHƯƠNG MÔN HÓA HỌC LỚP 12 CHƯƠNG 5 PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN DÙNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Theo chương trình GDPT mới Chương 5: PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN
2 CHƯƠNG PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN 5 \ Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất? A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 2. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Mg. B. Cu. C. Na. D. Al. Câu 3. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ca 2+ . B. Ag + . C. Fe 2+. D. Zn 2+ Câu 4. Trong các ion sau: Ag + , Cu 2+ , Fe 2+ , Au 3+ . Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Ag + . B. Cu 2+ . C. Fe 2+ . D. Au 3+ . Câu 5. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe 3+ /Fe 2+ đứng trước cặp Ag + /Ag): A. Ag + , Fe 3+ , Cu 2+ , Fe 2+ . B. Ag + , Cu 2+ , Fe 3+ , Fe 2+ . C. Fe 3+ , Ag + , Cu 2+ , Fe 2+ . D. Fe 3+ , Cu 2+ , Ag + , Fe 2+ . Câu 6. Ở điều kiện chuẩn, kim loại nào sau đây khử được ion H + thành H 2 A. Au. B. Cu. C. Hg. D. Mg. Câu 7. Thế điện cực chuẩn của cặp M + /M (M là kim loại) bằng –3,040 V. Phát biểu nào là đúng? A. M + có tính khử mạnh. B. M + có tính oxi hóa mạnh. C. M là kim loại có tính khử mạnh. D. M là kim loại có tính oxi hóa mạnh. Câu 8. Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau: (1) X + 2Y 3+ → X 2+ + 2Y 2+ và (2) Y + X 2+ → Y 2+ + X. Kết luận nào sau đây đúng? A. Y 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn X 2+ . B. X khử được ion Y 2+ . C. Y 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn X 2+ . D. X có tính khử mạnh hơn Y. Câu 9. Cho các cặp oxi hóa – khử của các halogen và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa – khử F 2 /2F – Cl 2 /2Cl – Br 2 /2Br – I 2 /2I – Thế điện cực chuẩn (V) +2,87 +1,358 +1,087 +0,621 Dãy sắp xếp các ion halide theo thứ tự giảm dần tính khử là A. F – , Cl – , Br – , I – . B. Cl – , F – , Br – , I – . C. I – , Br – , Cl – , F – . D. Br – , I – , F – , Cl – . Câu 10. Cho các cặp oxi hóa – khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
3 Cặp oxi hóa – khử Li + /Li Mg 2+ /Mg Zn 2+ /Zn Ag+/Ag Thế điện cực chuẩn (V) –3,040 –2,356 –0,762 +0,799 Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Mg. B. Zn. C. Ag. D. Li. Câu 11. Cho các cặp oxi hóa – khử của kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa – khử Na + /Na Ca 2+ /Ca Ni 2+ /Ni Au 3+ /Ag Thế điện cực chuẩn (V) –2,713 –2,84 –0,257 +1,52 Trong các kim loại trên, số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl ở điều kiện chuẩn, giải phóng khí H 2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12. Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2Cr + 3Sn 2+ 2Cr 3+ + 3Sn. Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng? A. Sn 2+ là chất khử, Cr 3+ là chất oxi hóa. B. Cr là chất khử, Sn 2+ là chất oxi hóa. C. Cr là chất oxi hóa, Sn 2+ là chất khử. D. Cr 3+ là chất khử, Sn 2+ là chất oxi hóa Câu 13. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3 , khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là A. Mg(NO 3 ) 2 và Fe(NO 3 ) 2 . B. Fe(NO 3 ) 3 và Mg(NO 3 ) 2 . C. AgNO 3 và Mg(NO 3 ) 2 . D. Fe(NO 3 ) 2 và AgNO 3 . Câu 14. Ngâm đinh sắt trong dung dịch CuSO 4 hiện tượng quan sát được là: A. Đồng bám vào đinh sắt, đinh sắt nguyên vẹn B. Không có hiện tượng gì xảy ra . C. Đinh sắt tan dần, màu xanh lam nhạt của dung dịch nhạt dần, không có chất mới sinh ra. D. Đinh sắt bị hòa tan phần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, kim loại đồng màu đỏ sinh ra bám vào đinh sắt. Câu 15. Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO 3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm: A. Fe(NO 3 ) 2 , H 2 O. B. Fe(NO 3 ) 2 , AgNO 3 . C. Fe(NO 3 ) 3 , AgNO 3 . D. Fe(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , AgNO 3 . Câu 16. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO 3 ) 3 . Hai kim loại X, Y lần lượt là A. Ag, Mg. B. Cu, Fe. C. Fe, Cu. D. Mg, Ag. Câu 17. Trường hợp nào sau đây khi cho các chất tác dụng với nhau không tạo ra kim loại? A. K + dung dịch FeCl 3 . B. Mg + dung dịch Pb(NO 3 ) 2 .
4 C. Fe + dung dịch CuCl 2 . D. Cu + dung dịch AgNO 3 . Câu 18. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe 2+ có tính khử yếu hơn so với Cu? A. Fe +Cu 2+ Fe 2+ + Cu. B. 2Fe 3+ + Cu 2Fe 2+ + Cu 2+ . C. Fe 2+ + Cu Cu 2+ + Fe. D. Cu 2+ + 2Fe 2+ 2Fe 3+ + Cu Câu 19. Cho Al đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 ) 2 , Ag(NO 3 ) 3 , Mg(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 thì thứ tự các ion kim loại bị khử lần lượt là A. Ag + , Fe 3+ , Cu 2+ , Fe 2+ . B. Fe 3+ , Ag + , Cu 2+ , Mg 2+ . C. Ag + , Fe 3+ , Cu 2+ , Mg 2+ . D. Ag + , Cu 2+ , Fe 3+ , Mg 2+ . Câu 20. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ . Cặp chất không phản ứng với nhau là A. Cu và dung dịch FeCl 3 . B. Fe và dung dịch CuCl 2 . C. Fe và dung dịch FeCl 3 . D. dung dịch FeCl 2 và dung dịch CuCl 2 Câu 21. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là A. Cu + dung dịch FeCl 3 . B. Fe + dung dịch HCl. C. Cu + dung dịch FeCl 2 D. Fe + dung dịch FeCl 3 . Câu 22. Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch CuCl2. Sau khi phản ứng xong được hỗn hợp rắn Y và dd Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa T. Vậy rắn Y có thể gồm: A. Zn, Fe, Cu. B. Al, Zn, Fe, Cu. C. Zn, Cu. D. Fe, Cu. Câu 23. Cặp oxi hoá - khử thường chứa hai chất (hoặc ion) của cùng một nguyên tố hoá học nhưng có số oxi hoá khác nhau; dạng oxi hoá chứa nguyên tử của nguyên tố với số oxi hoá…(1)…. và dạng khử chứa nguyên tử của nguyên tố đó với số oxi hoá...(2)… Thông tin phù hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là A. cao hơn và thấp hơn. B. dương và âm. C. thấp hơn và cao hơn. D. âm và dương. Câu 24. Kí hiệu nào sau đây biểu diễn đúng với cặp oxi hoá - khử? A. Cu/Cu 2+ . B. 2Cl - /Cl 2 . C. Fe 3+ /Fe 2+ . D. Cr 2+ /Cr 3+ . Câu 25. Chất (hoặc ion) nào sau đây là dạng oxi hoá của ion Cr 2+ ? A. Cr 3+ . B. Cr. C. Cr(OH) 2 . D. CrO. Câu 26. Dự đoán hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi dùng một chiếc thìa bằng đồng khuấy vào cốc chứa dung dịch aluminium nitrate. A. Chiếc thìa bị phủ một lớp nhôm. B. Một hỗn hợp đồng và nhôm được tạo thành. C. Dung dịch trở nên vàng nâu. D. Không biến đổi hóa học nào xảy ra.