Content text Giáo án văn 10 Kết nối tri thức kì 2.docx
Tài liệu tham khảo BÀI 6 : NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY” Thời gian thực hiện: 11 tiết I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Về Kiến thức - Nắm được văn nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi, đặc điểm thể loại văn bản đọc hiểu. - Nhận biết, biết cách sử dụng từ ngữ Hán Việt đúng mục đích sử dụng. - Trình bày được quan điểm của bản thân trước một vấn đề xã hội. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung Bài học góp phần phát triển các năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học (Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.) - Năng lực giao tiếp và hợp tác (Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.) - Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; có tư duy phản biện.) 2.2. Năng lực đặc thù ‣ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi. ‣ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc. ‣ Thực hành và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản. ‣ Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí. ‣ Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội. 3. Về phẩm chất
Tài liệu tham khảo - Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của người Việt. - Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, tha thứ; biết cảm thông, chia sẻ; biết đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu. - Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính; Phiếu học tập; Giấy A4, A3, A0, giấy màu, giấy nhớ; Bộ bút màu, bút dạ; Hộp thư, bảng phụ… để HS làm việc nhóm. 2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, KNTTVCS, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 2; sách giáo viên Ngữ Văn 10, sách tham khảo… III. Tiến trình dạy học A. DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Văn bản 1: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức: - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi - Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc 2. Năng lực: 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công, nhiệm vụ hợp lý. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Tài liệu tham khảo 2.2 Năng lực đặc thù: - Vận dụng những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để viết được bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi và hiểu các tác phẩm của ông theo đặc trưng thể loại. - Kính trọng, biết ơn và học tập nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc. 3. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc; Trân trọng, ngưỡng mộ cống hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Giấy A0, bút dạ, máy tính, máy chiếu, loa...… 2. Học liệu: SGK, tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi, phiếu học tập,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1.1. Mục tiêu: Kết nối với bài học - tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS để HS mong muốn khám phá kiến thức mới. 1.2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi. 1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 1.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: + Học sinh xem 1 video trên youtobe về Nguyễn Trãi dài 4,5 phút. (https://www.youtube.com/watch?v=IIEmkCxsWB8 ) + HS nêu cảm nhận ban đầu khi xem video này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, Nguyễn Trãi là người toàn tài, cuộc đời gặp nhiều ngang trái. Ông là anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà tư tưởng, tác gia văn học lớn có nhiều đống góp cho văn học dân tộc.
Tài liệu tham khảo suy nghĩ và trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 1 số HS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Nội dung 1: Tìm hiểu về tiểu sử Nguyễn Trãi 2.1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về cuộc đời tác giả Nguyễn Trãi. 2.2. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, trả lời phiếu học tập số 1 2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1 2.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (HS làm việc theo cặp) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc mục I. TIỂU SỬ trong SGK, suy nghĩ, hoàn thành phiếu học tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện cá nhân HS trả lời, HS khác lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá sản phẩm các nhóm, chuẩn hóa kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1