Content text 1. BT12 Chuyên đề 1 - HS(189 trang).docx
Vũ Đình Khang 09.73.72.88.89 VẬT LÍ 12 2 b) Quá trình nóng chảy của ethanol diễn ra từ phút thứ mấy đến phút thứ mấy? c) Tốc độ tăng nhiệt độ trung bình trong đoạn CD là bao nhiêu °C/phút? d) Trong khoảng thời gian nào ethanol tồn tại ở cả hai trạng thái rắn và lỏng? Hướng dẫn giải: a) AB: Ethanol thể rắn thu nhiệt và nóng dần (tăng từ -120°C đến -114°C) BC: Ethanol nóng chảy ở -114°C (nhiệt độ không đổi) CD: Ethanol lỏng tiếp tục thu nhiệt và nóng dần đến 78°C DE: Ethanol sôi ở 78°C (nhiệt độ không đổi) và chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hoá hơi) b) Quá trình nóng chảy của ethanol diễn ra từ phút thứ 2 đến phút thứ 4. c) Tốc độ tăng nhiệt độ trung bình trong đoạn CD là: d) Trong khoảng thời gian 2 phút, từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 ethanol tồn tại ở cả hai trạng thái rắn và lỏng. Ví dụ 3. Thép là hợp kim có kim loại chính là sắt (Fe), chứa cacbon (C) từ 0,02% đến 2,14%, có thể bổ sung thêm các nguyên tố khác như Mn, Cr, Ni,... tùy loại. Gang cũng là hợp kim của Fe và C, nhưng trong đó C > 2,14%. Một người thợ nấu chảy thép phế liệu trong một chiếc nồi đặc biệt, sau đó bỏ vào một ít rơm khô. Nồi không bị hòa tan trong thép nóng chảy. Hãy đánh dấu các nhận định sau là Đúng hay Sai: a) Nồi nấu thép không bị hòa tan vì kim loại làm nồi nấu gang, thép phải có nhiệt độ nóng chảy cao hơn đáng kể nhiệt độ nóng chảy của gang (1 150 °C – 1200 °C) và của thép (≈ 1 535 °C). b) Việc bỏ rơm khô vào thép nóng chảy làm giảm hàm lượng cacbon trong hợp kim vì rơm chứa nhiều nước. c) Khi cacbon từ rơm hòa tan vào thép làm tăng hàm lượng C vượt 2,14%, hợp kim thu được là gang. d) Gang có tính cứng và giòn hơn thép, nên được dùng để rèn dao, kéo và lò xo. Hướng dẫn giải: a) [Đúng] Nồi nấu thép không bị hòa tan vì kim loại làm nồi nấu gang, thép phải có nhiệt độ nóng chảy cao hơn đáng kể nhiệt độ nóng chảy của gang (1 150 °C – 1200 °C) và của thép (≈ 1 535 °C). b) [Sai] – c) [Đúng] Khi bỏ thêm vào nồi thép nóng chảy đỏ rực đó một ít rơm, một số nguyên tố (H, O, N,...) sẽ hoá hơi ở nhiệt độ cao, còn lại chủ yếu là carbon và một số nguyên tố kim loại sẽ nóng chảy ở nhiệt độ của thép nóng chảy. Lúc này hàm lượng carbon trong nói đã tăng lên và chúng trở thành gang. d) [Sai]. Gang cứng và giòn, nên không phù hợp để rèn dao kéo hay lò xo. Những dụng cụ cần độ dẻo và bền thường dùng thép. BÀI TẬP TRÊN LỚP II
Vũ Đình Khang 09.73.72.88.89 VẬT LÍ 12 3 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 1 Câu 1. Chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là gì? A. Nguyên tử B. Điện tử C. Phân tử D. Ion Câu 2. Theo mô hình động học phân tử, khi nhiệt độ tăng, điều gì xảy ra với các phân tử trong vật? A. Các phân tử ngừng chuyển động B. Các phân tử nở ra C. Các phân tử chuyển động chậm lại D. Các phân tử chuyển động nhanh hơn Câu 3. (SBT KNTT) Lực liên kết giữa các phân tử A. là lực hút. B. là lực đẩy. C. tuỳ thuộc vào thể của nó, ở thể rắn là lực hút còn ở thể khí lại là lực đẩy. D. gồm cả lực hút và lực đẩy. Câu 4. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. B. Chuyển động không ngừng. C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình. Câu 5. (SBT CD) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử? A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn. B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn. C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng. D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng. Câu 6. (SBT CD) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mô hình động học phân tử đối với chất khí? A. Chất khí gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. B. Những phân tử này không có cùng khối lượng. C. Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng. D. Các phân tử chuyển động nhanh, va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình, tạo áp suất lên thành bình. Câu 7. (SBT CTST) (B) Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mô hình động học phân tử? A. Vật chất được cấu tạo từ một số lượng rất lớn các phân tử. B. Các phân tử chuyển động nhiệt không ngừng. C. Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Giữa các phân tử chỉ có lực tương tác hút. Câu 8. (SBT KNTT) Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau: A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
Vũ Đình Khang 09.73.72.88.89 VẬT LÍ 12 4 B. Các phân tử chuyển động không ngừng. C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử. Câu 9. Tìm câu sai. A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử. B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách. C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí. D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 10. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất gần nhau, lực nào chiếm ưu thế? A. Lực hút B. Lực ma sát C. Lực đẩy D. Lực trọng trường Câu 11. Khi các phân tử cách xa nhau, lực nào chiếm ưu thế? A. Lực điện B. Lực hút C. Lực đẩy D. Lực đàn hồi Câu 12. Ở thể rắn, các phân tử có đặc điểm nào sau đây? A. Chuyển động hỗn loạn B. Sắp xếp không trật tự C. Dao động quanh vị trí cân bằng cố định D. Tách rời hoàn toàn nhau Câu 13. Chất ở thể nào có khoảng cách giữa các phân tử là gần nhất? A. Thể khí B. Thể rắn C. Thể lỏng D. Cả 3 thể đều như nhau Câu 14. Lí do vì sao chất khí dễ bị nén là vì: A. các phân tử chuyển động chậm B. thể tích chất khí không xác định C. khoảng cách giữa các phân tử rất lớn D. phân tử không có lực liên kết Câu 15. Ở thể khí, các phân tử có đặc điểm gì? A. Không chuyển động B. Dao động có trật tự C. Chuyển động hỗn loạn D. Cố định vị trí Câu 16. Thể nào sau đây có thể tích và hình dạng xác định? A. Thể rắn B. Thể lỏng C. Thể khí D. Cả A và B Câu 17. Trong chất lỏng, lực liên kết giữa các phân tử so với thể rắn là: A. Mạnh hơn B. Yếu hơn C. Không có lực liên kết D. Mạnh bằng nhau Câu 18. Khi một chất chuyển từ thể rắn sang thể khí, điều nào sau đây là đúng? A. Khoảng cách giữa các phân tử giảm đi B. Lực liên kết phân tử tăng lên C. Phân tử chuyển động hỗn loạn hơn D. Các phân tử xếp chặt hơn Câu 19. Câu nào sau đây đúng với chất lỏng? A. Các phân tử hoàn toàn đứng yên B. Không có lực liên kết giữa các phân tử C. Có thể tích xác định, hình dạng thay đổi theo bình chứa D. Có cấu trúc phân tử giống chất khí Câu 20. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến lực liên kết giữa các phân tử? A. Màu sắc chất B. Kích thước bình chứa C. Khoảng cách giữa các phân tử D. Nhiệt độ phòng Câu 21. Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự, lực liên kết giữa chúng có xu hướng: