PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 5. PHÂN BÓN HÓA HỌC (File HS).pdf

CHUYÊN ĐỀ 5. PHÂN BÓN HÓA HỌC ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CD - SBT] Trong các hóa chất dưới đây, những hóa chất được dùng làm phân bón hóa học: KOH, Na2CO3, KCl, K2SO4, Ca(OH)2, (NH4)2SO4? Câu 2. Có những loại phân bón hóa học sau: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3. I. Vai trò của phân bón hóa học đối với đất và cây trồng ♦ Khái niệm: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. ♦ Phân loại + Phân bón đa lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K. + Phân bón trung lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S. + Phân bón vi lượng cung cấp một lượng rất nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, ... II. Một số loại phân bón hóa học thông thường Phân bón Thành phần và tác dụng Phân đạm - Cung cấp nguyên tố nitrogen (N) cho cây trồng. - Kích thích quá trình sinh trưởng của cây, giúp cây phát triển nhanh. - Ba loại phân đạm phổ biến: Urea (NH2)2CO; đạm nitrate: (NaNO3, Ca(NO3)2, ..); đạm ammonium: (NH4NO3, (NH4)2SO4, ...) Phân lân - Cung cấp nguyên tố phosphorus (P) cho cây trồng. - Kích thích sự phát triển của rễ cây, thúc đẩy cây ra hoa, quả sớm. - Hai loại phân lân phổ biến: Phân lân nung chảy (Ca3(PO4)2), phân superphosphate đơn (Ca(H2PO4)2 + CaSO4), phân superphosphate kép (Ca(H2PO4)2). Phân kali - Cung cấp nguyên tố potassium (K) cho cây trồng. - Tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, ... trong quả, củ; tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và chống sâu bệnh. - Hai loại phân kali phổ biến: Potassium chloride (KCl), potassium sulfate (K2SO4). Phân NPK - Cung cấp nguyên tố N, P, K cho cây trồng. - Đảm bảo cho cây trồng phát triển ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. - Độ dinh dưỡng của phân NPK bằng tỉ lệ % khối lượng của N, P2O5, K2O. III. Cách sử dụng phân bón hóa học ♦ Phân bón có chứa các chất hóa học giúp đất màu mỡ, cây trồng phát triển. Nếu bón phân không đúng cách sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến con người, ... ♦ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi bón phân: + Bón đúng loại: chọn loại phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng. + Bón đúng liều: để tráng gây lãng phí và giảm sự tồn lưu phân bón trong đất. + Bón đúng lúc: đúng giai đoạn cây cần nhu cầu dinh dưỡng để phát triển. + Bón đúng cách: giúp cây hấp thụ tối đa lượng phân bón, không gây hại cho cây, ... KIẾN THỨC CẦN NHỚ
(a) Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón trên. (b) Tính phần trăm khối lượng của nitrogen trong các loại phân đạm. Câu 3. [KNTT - SBT] (a) Nêu thành phần chính của các loại phân lân. Từ đó rút ra loại phân nào cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn, phân lân nào sau khi bón cho cây sẽ làm cho đất bị cứng? (b) Tại sao không nên để phân đạm, phân kali ẩm ướt và đặc biệt không được để đạm nitrate ở gần bếp lửa? Câu 4. Một người làm vườn đã dùng 500 gam (NH4)2SO4 để bón rau. (a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này? (b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đó. (c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng đã bón cho ruộng rau. Câu 5. [CD - SBT] Người ta sử dụng phân NPK (30 - 9 – 9) để bón cho cây ngô trong một vụ như sau: Thời kì Lượng phân bón/ha Bón thúc đợt 1 120 kg NPK (30-9-9) Bón thúc đợt 2 90 kg NPK (30-9-9) Bón thúc đợt 3 90 kg NPK (30-9-9) (a) Tính khối lượng phân NPK (30-9-9) cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ. (b) Tính khối lượng N cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ. Câu 6. [KNTT - SBT] Phân lân cung cấp phosphorus cho cây dưới dạng ion phosphate. Phân lân cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng do thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho thực vật phát triển, cành lá khỏe, củ quả to, hạt chắc. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng phosphorite và apatite. Một số loại phân lân chính là superphosphate, phân lân nung chảy,...Superphosphate có hai loại đơn và kép, cả hai loại đều có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 là muối tan, dễ được cây trồng đồng hóa. Superphosphate kép có hàm lượng phosphorus cao hơn, được điều chế qua hai giai đoạn, đầu tiên cho quặng phosphorite tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng để tạo ra phosphoric acid (H3PO4), sau đó tách H3PO4 cho phản ứng với quặng phosphorite. Ở nước ta, phân lân superphosphate được sản xuất từ quặng apatite với quy mô lớn đầu tiên ở Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ). (a) Viết PTHH của các phản ứng điều chế superphosphate kép. Vì sao cần phải đun nóng hỗn hợp phản ứng? (b) Vì sao sau giai đoạn 1 của điều chế superphosphate kép, có thể tách được H3PO4 ra khỏi hỗn hợp phản ứng? (c) Tại sao người ta không sử dụng quặng phosphorite làm phân lân mà phải điều chế ra superphosphate? (d) Nếu dùng 310 kg Ca3(PO4)2 thì sẽ điều chế được lượng Ca(H2PO4)2 tối đa là: A. 702 kg. B. 351 kg. C. 468 kg. D. 234 kg. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 7. [CD - SBT] Trong các hợp chất chứa N sau đây những hợp chất nào dùng để phân bón để bón cho cây trồng: NaNO2, KNO3, CO(NH2)2, NO, HNO3? Câu 8. [KNTT - SBT] (a) Có nên bón phân kali cho cây trông vào những ngày mưa to không? Vì sao? (b) Có nên bón phân đạm ammonium cùng với vôi bột không? Vì sao? Câu 9. [KNTT - SBT] Em hãy nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học dư thừa và đề xuất biện pháp khắc phục.
Câu 10. [CD – SBT] Để cây lúa phát triển tốt và đạt năng suất cao, ngoài các loại phân hữu cơ, cần bón để bổ sung phân hóa học như phân đạm, phân lân và phân kali. Với một số loại giống lúa theo khuyến cáo, khối lượng phân đạm urea cần bón cho 1 ha trong một vụ như sau Thời kì Lượng phân bón/ha Bón lót 25 kg phân đạm urea Bón thúc đợt 1 50 kg phân đạm urea Bón thúc đợt 2 50 kg phân đạm urea Bón đón đòng 30 kg phân đạm urea (a) Tính khối lượng phân đạm urea cần bón trong 1 ha lúa trong một vụ. (b) Tính khối lượng N có trong phân đạm urea cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ. (c) Phải dùng bao nhiêu kg phân đạm amonium nitrat (NH4NO3) để có được khối lượng N như trong phân đạm urea cần bón ở trên. Câu 11. [CD - SBT] Trong canh tác cây cà phê theo khuyến cáo, ở giai đoạn 1 (ba năm đầu tiên), lượng phân bón hỗn hợp NPK dùng cho 1 ha cây cà phê như sau: Thời kì Lượng phân bón/ha Năm 1 300 kg phân hỗn họp NPK (16-16-8) Năm 2 600 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8) Năm 3 800 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8) (a) Tính khối lượng phân hỗn hợp NPK (16-16-8) cần dùng để bón cho 1 ha cây cà phê trong giai đoạn 1. (b) Tính khối lưọng N có trong phân NPK (16-16-8) cần bón cho 1 ha cây cà phê trong giai đoạn 1. ❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Mức độ nhận biết Câu 1. [KNTT - SBT] Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đa lượng trong phân bón cho cây trồng? A. Sodium. B. Potassium. C. Nitrogen. D. Phosphorus Câu 2. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây trong phân đạm, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng? A. NaCl. B. NaNO3. C. Na2SO4. D. CaSO4. Câu 3. [CD - SBT] Một trong các nguyên tố hóa học cần cung cấp cho cây trồng với một lượng nhỏ (vi lượng) dưới dạng hợp chất là A. N. B. Zn. C. P. D. K Câu 4. Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng? A. Potassium. B. Carbon. C. Nitrogen. D. Phosphoruos. Câu 5. Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng? A. Nitrogen. B. Phosphoruos. C. Potassium. D. Hydrogen. Câu 6. Phân kali cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng? A. Nitrogen. B. Phosphoruos. C. Potassium. D. Hydrogen. Câu 7. [CD - SBT] Công thức hóa học của một trong các loại phân đạm là A. KCl. B. NaCl C. MgSO4. D. NH4NO3 Câu 8. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây trong phân lân, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng? A. MgCl2. B. Na2CO3. C. Ca(H2PO4)2. D. CaSO4. Câu 9. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây trong phân kali, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng?
A. MgCl2. B. Na2CO3. C. Ca(HCO3)2. D. KCl. Câu 10. Đạm urea có công thức là A. (NH2)2CO. B. NH4NO3. C. K2SO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 11. [KNTT - SBT] Phân bón nào sau đây có thành phần chính không tan trong nước? A. Phân lân nung chảy B. Superphosphate kép C. Phân đạm. D. Phân kali. Câu 12. [KNTT - SBT] Phân bón nào sau đây có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 và CaSO4? A. Superphosphate đơn. B. Superphosphate kép. C. Phân lân nung chảy. D. Phân NPK. Câu 13. Thành phần chính của superphosphate kép là A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O. B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2. C. Ca(H2PO4)2, H3PO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 14. [KNTT - SBT] Loại phân bón nào sau đây cung cấp cho cây trồng cả ba thành phần dinh dưỡng: nitrogen, phosphorus và potassium? A. Phân đạm. B. Phân kali. C. Phân NPK. D. Phân lân. 2. Mức độ thông hiểu Câu 15. [KNTT - SBT] Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá, người ta bón phân nào sau đây? A. Phân kali. B. Phân đạm. C. Super lân D. Phân lân nung chảy. Câu 16. [KNTT - SBT] Phân bón nào sau đây giúp cho cây trồng tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, tăng sức chịu lạnh? A. Phân đạm. B. Phân lân nung chảy. C. Phân kali. D. Super lân. Câu 17. [KNTT - SBT] Phân bón nào sau đây thích hợp cho cây trồng trên đất chua? A. Super lân. B. Phân kali. C. Phân đạm. D. Phân lân nung chảy. Câu 18. [KNTT - SBT] Loại phân đạm nào sau đây có trong tro bếp? A. Phân đạm. B. Phân kali. C. Super lân. D. Phân lân nung chảy. Câu 19. Superphosphate đơn có nhược điểm là A. Làm chua đất trồng. B. Làm mặn đất trồng. C. Làm nghèo dinh dưỡng đất trồng. D. Làm rắn đất trồng. Câu 20. [KNTT - SBT] Các chất nào sau đây đều là thành phần chính của phân đạm? A. NaNO3, K2SO4, Ca3(PO4)2. B. NaNO3, Na2SO4, CaSO4. C. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, CaSO4. D. Ca(NO3)2, NH4Cl, (NH2)2CO. Câu 21. Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước A. phân đạm làm kết tủa vôi. B. phân đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm. C. phân đạm phản ứng với vôi và toả nhiệt làm cây trồng bị chết vì nóng. D. cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt của vôi. Câu 22. (B.13) Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thành phần chính của superphosphate kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4. B. Urea có công thức là (NH2)2CO. C. Superphosphate đơn chỉ có Ca(H2PO4)2. D. Phân lân cung cấp nitrogen cho cây trồng. 3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao Câu 23. Cho các phát biểu sau: (a) Phân đạm NH4NO3 không nên bón cho loại đất chua; (b) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm K2O tương ứng với lượng potassium có trong thành phần của nó; (c) Thành phần chính của superphosphate kép là Ca(H2PO4)2;

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.