Content text BÀI 41. ĐỘT BIẾN GENE - GV.docx
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Đột biến gene là những biến đổi A. về số lượng gene trong cơ thể. B. trong cấu trúc của gene. C. trong cấu trúc protein. D. trong cấu trúc của RNA. Xét các đoạn gene I, II, III sau: 3’ –AGTTGA– –AGCTGA– –GAGCTGA– 5’ –TCAACT– –TCGACT– –CTCGAT– I II III Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 2 đến 6. Câu 2. Từ gene I sang gene II là dạng đột biến gì? A. Thay 1 cặp T–A bằng 1 cặp C–G. B. Thay 1 cặp A–T bằng 1 cặp G–C. C. Thay 1 cặp C–G bằng 1 cặp T–A. D. Thay 1 cặp A–T bằng 1 cặp C–G. Câu 3. Từ gene II sang gene III là dạng đột biến A. thay thế 2 cặp nucleotit. B. thêm 1 cặp nucleotit. C. đảo vị trí của 2 cặp nucleotit. D. mất 2 cặp nucleotit. Câu 4. Hậu quả của đột biến từ gene II sang gene III là A. làm thay đổi tất cả các amino acid. B. làm thay đổi 1 amino acid. C. làm thay đổi một số amino acid. D. làm thay đổi 2 amino acid. Câu 5. Đột biến từ gene I sang gene III là A. thay 1 cặp T–A bằng 1 cặp C–G. B. thay 1 cặp A–T bằng 1 cặp G–C. C. thêm 1 cặp nucleotit. D. thay cặp T–A bằng cặp C–G, cặp A–T bằng 1 cặp G–C. Câu 6. Hậu quả của đột biến từ gene I sang gene II là A. làm thay đổi tất cả các amino acid. B. làm thay đổi 1 amino acid. C. làm thay đổi một số amino acid. D. làm thay đổi 2 amino acid. Câu 7. Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào A. loại đột biến, tổ hợp gene, cường độ đột biến. B. số lượng đột biến, cường độ đột biến, môi trường. C. loại đột biến, tổ hợp gene, môi trường. D. số lượng đột biến, khả năng thích nghi của sinh vật. Câu 8. Bệnh hay hội chứng nào sau đây do đột biến gene gây ra? A. Down. B. Parkinson. C. Turner. D. Edward. Câu 9. Những tác nhân gây đột biến gene
A. do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào. B. do sự phân li không đồng đều của NST. C. do NST bị tác động cơ học. D. do sự phân li đồng đều của NST. Câu 10. Đột biến điểm có các dạng A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide. B. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide. C. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide. D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide. Câu 11. Một gene bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gene không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gene trên là A. thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A. B. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C. C. mất một cặp T – A. D. thêm một cặp T – A. Câu 12. Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến A. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại. B. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide cùng loại. C. thêm một cặp A – T. D. Mất một cặp G – C. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene? A. Đột biến gene luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gene. B. Đột biến gene là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. C. Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc vô hại. D. Đột biến gene có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. Câu 14. Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotide thì chiều dài của gene giảm đi bao nhiêu? A. 3 Å. B. 3,4 Å. C. 6 Å. D. 6,8 Å. Câu 15. Đột biến dạng thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác A. làm tăng ít nhất 2 liên kết hydrogen. B. làm giảm tối đa 3 liên kết hydrogen. C. làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hydrogen. D. làm tăng hoặc giảm một số liên kết hydrogen. Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gene? A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gene có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.