PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Vấn đáp IMC - Nguyễn Công Nam

Đáp án mang tính tham khảo Trường hợp phát hiện lỗi thiếu/sai góp ý tại: FB Zalo: 0822422282 Đang bổ sung câu hỏi Vấn đáp TẤT CẢ CÁC MÔN tại: https://nguyencongnam.id.vn/tai-lieu-marketing Vấn đáp Hoạch định Vấn đáp Hoạch định - Nguyễn Công Nam Câu 1: Chiến dịch IMC của nhóm được chia làm mấy giai đoạn? Mục tiêu, mục đích của từng giai đoạn là gì? Hoạt động điểm nhấn của mỗi giai đoạn? - Gợi ý trả lời: dựa vào Roadmap/Plan. Phần này sẽ hay bị hỏi thêm các câu hỏi bổ sung. Thường phần nào nát là hay vào. Câu 2: Khi triển khai hoạt động IMC các em có thể gặp những rủi ro gì? Giải pháp? - Gợi ý trả lời: Chương cuối rủi ro và giải pháp của các hoạt động. Một số hoạt động các nhóm hay làm như: Câu 3: Phiếu khảo sát của nhóm em là bao nhiêu? Vì sao (căn cứ xác định) có con số đó? - Gợi ý trả lời: Tối thiểu: N= 5x m ( m là số ý hỏi trong bảng hỏi) Câu 4: Phân biệt PR và Quảng cáo? Nhóm em triển khai hoạt động PR nào? Quảng cáo nào? trong chiến dịch IMC - Gợi ý trả lời:
Câu 5: Mục tiêu tổng thể của chiến dịch IMC là gì? Hoạt động điểm nhấn của chiến dịch IMC của nhóm là gì? - Gợi ý trả lời: (ASM) Câu 6: Ưu nhược điểm của việc sử dụng KOL trong chiến dịch IMC? - Gợi ý trả lời: vận dụng những câu chuyện thực tế đang xảy ra (Võ Hà Linh) Ưu điểm: • Thu hút sự quan tâm, chú ý trực tiếp từ những “fan”, người theo dõi của Influencer/KOL. • Mượn mức độ ảnh hưởng của Influencer/KOL để gia tăng mức độ phủ sóng cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. • Tạo hiệu ứng đám đông lan truyền thông qua các kênh Influencer/KOL sử dụng để quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp. • Tạo được thiện cảm đối với thương hiệu thông qua sự yêu thích của người theo dõi đối với các Influencer/KOL. • Tăng tỷ lệ chuyển đổi mua sắm và đem đến một lượng tiêu thụ ổn định. • Giúp nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm so với đối thủ khác trên thị trường. • Tiết kiệm chi phí hơn so với nhiều chiến dịch marketing khác. • ... Nhược điểm
• Nếu người nổi tiếng, đại diện trong quá trình triển khai chiến dịch dính phải scandal (cái này sẽ bị hỏi thêm cách giải quyết/xử lý khủng hoảng truyền thông - câu này lấy điểm cao) sẽ khiến hình ảnh của thương hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí các sản phẩm còn bị tẩy chay, lượng tiêu thị bị đột ngột giảm xuống. • Việc sử dụng Influencer/KOL không phù hợp sẽ khiến việc truyền tải các thông tin, thông điệp không được chuẩn xác. Không truyền tải được hết cảm hứng để thu hút được người tiêu dùng và đồng thời tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến cũng bị sai lệch ít nhiều. • Bảng giá booking cao • Rất nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng một Influencer/KOL duy nhất trong suốt thời gian dài. Điều này tạo nên sự nhàm chán (xét từng trường hợp và lấy ví dụ), hơn thế rất khó để nâng cao về hiệu quả cho mặt tiếp thị. Bởi gần như lượng tiếp cận cũng chỉ xung quanh lượng fan cố định của họ mà thôi. Ngược lại, doanh nghiệp lại vẫn phải chi trả một khoản phí không nhỏ cho Influencer. Câu 7: Nhóm em lựa chọn KOL nào? Chứng minh tính phù hợp của KOL với thương hiệu? - Gợi ý trả lời: Lựa chọn theo Nguyên tắc 3R + REACH (Lượng tiếp cận) Reach: Được tính bằng số người follow hay độ nhận diện bới công chúng. Đây cũng chính là thang để phân bậc KOL theo mức từ nhỏ tới to: Nano – Micro – Macro – Mega ■ Nano-KOL: 1k – 10k follower ■ Micro-KOL: 10k – 100k follower ■ Macro-KOL: 100k – 1 triệu follower ■ Mega-KOL: hơn 1 triệu follower Việc lựa chọn KOL nào còn phụ thuộc vào ngân sách và dòng sản phẩm mà công ty có. Không phải lúc nào sử dụng Mega KOL cũng là tốt, tốn quá nhiều ngân sách nhưng lại không trực diện đến với nhóm khách hàng mục tiêu.
+ RELEVANT (Sự liên quan thích hợp) Relevant: Đánh giá KOL qua 4 tiêu chí: ■ Hình ảnh cá nhân: Họ mang phong cách gì? Dịu dàng? Năng động? Cá tính? ■ Nhân khẩu học: Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tài chính. ■ Phương tiện truyền thông: Họ hay xuất hiện trên phương tiện nào? Youtube? IG? TV? Họ viết blog hay là quay video? ■ Fans/followers: Số lượng? Độ tương thích với tệp khách hàng tiềm năng của hãng? + RESONANCE (Sự cộng hưởng) Công cụ đo độ thành công của chiến dịch quảng cáo qua việc tăng tỷ lệ doanh thu trước và sau khi sử dụng KOL. Chỉ số này dựa trên nhiều yếu tố, không chỉ mình KOL, mà còn cả nhãn hàng, content cũng như nguồn lực chiến dịch. Cách để lựa chọn KOL Chọn KOL gần gũi với khách hàng mục tiêu Theo một báo cáo cách đây chừng 1 năm, có 3 mục đích chính khi các công ty thường hướng đến ngay khi họ quyết định kí hợp đồng với các KOL: Cải thiện sự ủng hộ của các khách hàng dành cho nhãn hiệu, tăng mức độ phủ sóng cũng như nhận diện thương hiệu, tiếp cận với khách hàng tiềm năng mới. Đây là những mục tiêu đúng đắn, góp phần thúc đẩy doanh thu cũng như củng cố vị thế của doanh nghiệp trong lòng người dùng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Mặc dù vậy, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng đúng các nguyên tắc khi dùng KOL. Chọn KOL phù hợp mới mục đích Tùy thuộc vào mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi chọn KOL cho mà ta có thể cân nhắc giữa 3 đối tượng “Influencer” ở mục trên. Với người nổi tiếng, họ thường được truyền thông săn đón, nhất cử nhất động của họ đều có tầm ảnh hưởng, những người này sẽ giúp công ty bạn tăng thêm giá trị sản phẩm, dịch vụ thông qua độ phủ sóng và khả năng tác động đến tâm lí người dùng cũng như sự uy tín của bản thân.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.