Content text BÀI TẬP VỀ HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC - PHẦN VÔ CƠ - GV.docx
Bài 5. Thí nghiệm điều chế khí CO 2 từ đá vôi và dung dịch HCl được mô tả bằng hình vẽ dưới đây: a. Biết dung dịch X 1, X 2 có tác dụng loại bỏ các tạp chất để thu được khí CO 2 khô, sạch. Trong các hóa chất sau: NaHSO 3 , H 2 SO 4 đặc, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , chất nào phù hợp dùng làm X 1, X 2 ? Hãy giải thích tại sao? b. Giải thích phương pháp thu khí CO 2 như hình trên. c. Nêu hiện tượng xảy ra khi cho một ít nước cất và một mẫu giấy quỳ tím vào bình CO 2 mới thu được rồi lắc đều, sau đó đun nóng bình. Hướng dẫn a. - X 1 : NaHCO 3 ; X 2 : H 2 SO 4 . - Giải thích: Mục đích của thí nghiệm là để thu được khí CO 2 khô. + X 1 : là NaHCO 3 vì trong thí nghiệm trên ngoài khí CO 2 thoát ra khi cho acid HCl tác dụng với CaCO 3 thì còn có khí HCl thoát ra. Nên NaHCO 3 sẽ tác dụng với khí HCl tạo ra CO 2 . + X 2 : H 2 SO 4 để hấp thụ nước thoát ra cùng khí CO 2 để thu được khí CO 2 khô. b. Giải thích phương pháp thu khí CO 2 . - Khí CO 2 được thu bằng phương pháp ngửa bình do CO 2 nặng hơn không khí nên bị lắng xuống dưới. c. Khi cho một ít nước cất và một mẩu giấy quỳ tím vào bình CO2 thấy quỳ tím bị chuyển sang màu hồng nhạt. - Khi đun nóng bình quỳ tím quay trở lại màu ban đầu do CO 2 bị thoát ra dung dịch. Bài 6. Trong buổi thực hành thí nghiệm, học sinh lắp sơ đồ dụng cụ, hóa chất điều chế khí Cl 2 như hình vẽ. a. X, Y là các chất nào trong các chất sau: Ba(NO 3 ) 2 , H 3 PO 4 , CaCO 3 , H 2 SO 4 , MnO 2 , NaOH, NaCl, HCl. b. Với X, Y đã chọn ở phần a. Học sinh lắp sơ đồ điều chế khí Cl 2 như thế có đảm bảo tính khoa học không? Vì sao? Nếu là em thì cần điều chỉnh những gì để đảm bảo tính khoa học? Hướng dẫn a. X là HCl đậm đặc; Y là MnO 2 . b. Với X, Y trên thì sơ đồ được lắp như hình mô tả không đảm bảo. Vì
+ Khí Cl 2 nặng hơn không khí nên không thu được bằng cách úp bình. + Khi cho X tác dụng với Y ngoài tạo ra khí Cl 2 thì còn có khí HCl và hơi nước thoát ra cùng nên không thu được khí Cl 2 khô, tinh khiết. * Điều chỉnh lắp dụng cụ thí nghiệm theo sơ đồ sau: - Lắp ráp thêm 2 bình: Bình 1 chứa dung dịch NaCl, bình 2 chứa dung dịch H 2 SO 4 đặc. Nối ống dẫn khí đi lần lượt qua bình 1 và bình 2 để làm sạch và làm khô khí Cl 2 . - Ở bình thu khí Cl 2 trên miệng bình cần lót thêm bông tẩm NaOH để không cho khí Cl2 thoát ra ngoài môi trường. Bài 7. Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế CO 2 từ CaCO 3 và dung dịch HCl như hình vẽ sau: Biết X, Y chỉ có thể là các chất sau: H 2 SO 4 đặc; NaOH; Na 2 CO 3 ; NaHCO 3 . a. Em hãy chọn các chất X, Y phù hợp và giải thích cách chọn? b. Em hãy viết phương trình hoá học điều chế CO 2 trong thí nghiệm trên? c. Theo em, có thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch H 2 SO 4 được không? Vì sao? d. Nêu vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH trong thí nghiệm trên? Hướng dẫn a. - X: NaHCO 3 ; Y: H 2 SO 4 đặc. - Giải thích: Mục đích của thí nghiệm là để thu được khí CO 2 khô. + X: là NaHCO 3 vì trong thí nghiệm trên ngoài khí CO 2 thoát ra khi cho acid HCl tác dụng với CaCO 3 thì còn có khí HCl thoát ra. Nên NaHCO 3 sẽ tác dụng với khí HCl tạo ra CO 2 . + Y: H 2 SO 4 để hấp thụ nước thoát ra cùng khí CO 2 để thu được khí CO 2 khô. b. Phương trình hóa học: 2HCl + CaCO 3 → CaCl 2 + CO 2 + H 2 O c. Có. Vì H 2 SO 4 khi tác dụng với CaCO 3 cũng tạo khí CO 2 tương tự như HCl H 2 SO 4 + CaCO 3 → CaSO 4 + CO 2 + H 2 O d. Bông tẩm NaOH để không cho khí CO 2 thoát ra ngoài môi trường.