Content text Bài 10. ĐO TỐC ĐỘ - GV.docx
+ Khi tấm cản quang trên xe chắn cổng quang điện 1 thì đồng hồ bắt đầu đo và khi tấm cảm quang chắn cổng quang điện 2 thì đồng hồ kết thúc đo. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm trên được hiển thị trên mặt hiện số của đồng hồ. + Đo khoảng cách giữa hai cổng quang điện bằng thước. + Tính tốc độ của xe trên đoạn đường giữa hai cổng quang điện.
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ gồm A. thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. cổng quang điện và thước cuộn. Câu 2. Cho phát biểu sau: Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện đo tốc độ của vật sẽ cho kết quả (1) … sử dụng đồng hồ bấm giây và thước vì cổng quang điện (2) … được chính xác thời điểm vật đi qua hai vị trí bắt đầu và kết thúc. Cụm từ/ từ (1) và (2) lần lượt là A. (1) chính xác hơn, (2) không xác định. B. (1) kém chính xác hơn, (2) không xác định . C. (1) chính xác hơn, (2) xác định. D. (1) kém chính xác hơn, (2) xác định. Câu 3. Cho phát biểu sau: Khi sử dụng đồng hồ hiện số dùng cổng quang điện để đo tốc độ của một vật ta cần chú ý điều chỉnh tấm phản quang sao cho khi nó chuyển động phải (1) … cổng quang điện. Nếu tấm cản quang (2) … cổng quang điện thì sẽ không đo được thời gian xe chuyển động giữa hai cổng quang điện. Cụm từ/từ (1), (2) tương ứng là A. (1) không chắn, (2) không chắn. B. (1) chắn, (2) không chắn. C. (1) tiếp xúc, (2) không tiếp xúc. D. (1) không tiếp xúc, (2) tiếp xúc. Câu 4. Khi tiến hành đo tốc độ của vật ta phải tiến hành đo nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình của các phép đo để A. thực hiện các phép đo thành thạo hơn. B. nâng cao kỹ năng sử dụng đồng hồ bấm giây. C. kết quả của phép đo chính xác hơn. D. nâng cao kỹ năng sử dụng thước đo. Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ người ta thường sử dụng những dụng cụ đo gồm A. thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. B. thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. C. thước và đồng hồ đo thời gian hiện số. D. cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. Câu 6. Dụng cụ đo thích hợp để đo tốc độ bơi của một người là A. đồng hồ bấm giây B. thiết bị “bắn tốc độ” C. đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện D. đồng hồ treo tường Câu 7. Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta cần sử dụng số cổ quang điện là A. 1 cổng. B. 2 cổng. C. 3 cổng. D. 4 cổng.
Câu 8. Khi đo tốc độ của một vật sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta phải chỉnh đồng hồ về chế độ A. Mode A. B. Mode B. C. Mode AB. D. Mode A + B. Câu 9. Khi dùng đồng hồ bấm giây và thước đo độ dài để đo tốc độ của vật ta thường gặp khó khăn trong việc A. quan sát đồng hồ và đọc chính xác giá trị thời gian trên đồng hồ. B. quan sát thước và đọc chính xác giá trị quãng đường trên thước. C. quan sát thời điểm xe xuất phát và đi qua vị trí vạch đích. D. kết hợp bấm đồng hồ đúng thời điểm xuất phát và qua vị trí vạch đích. Câu 10. Trong lịch sử điền kinh quốc tế, người ta thường dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian chuyển động của các vận động viên. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, người ta không còn sử dụng đồng hồ bấm giây nữa mà sử dụng các đồng hồ điện tử kết hợp cảm biến vì A. đồng hồ bấm giây hoạt động không ổn định. B. đồng hồ bấm giây trông không đẹp. C. dùng đồng hồ bấm giây thì sai số lớn hơn. D. dùng đồng hồ bấm giây phức tạp hơn. Câu 11. Để so sánh chuyển động của các vật nhanh hay chậm ta A. so sánh thời gian chuyển động của các vật, vật nào chuyển động trong thời gian ít hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. B. so sánh quãng đường mà các vật chuyển động, vật nào chuyển động được quãng đường lớn hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. C. so sánh thời gian các vật chuyển động được cùng một quãng đường, vật nào chuyển động trong thời gian ít hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. D. so sánh thời gian các vật chuyển động được cùng một quãng đường vật nào chuyển động trong thời gian nhiều hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn. Câu 12. Hãy sắp xếp các thao tác theo đúng thứ tự khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian. (1) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo. (2) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0. (3) Nhấn nút START để bắt đầu đo. A. (1); (3); (2). B. (2); (1); (3). C. (3); (1); (2). D. (2); (3); (1). Câu 13. Hãy sắp xếp các bước đo tốc độ của một xe nhỏ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện theo thứ tự phù hợp: (1) Nhấn công tắc RESET để đưa số chỉ của đồng hồ về giá trị 0,000. Chọn thang đo thời gian ở vị trí 9,999s và kiểu đo thời gian theo MODE AB . (2) Bố trí thí nghiệm. (3) Đo khoảng cách giữa hai cổng quang điện bằng thước. (4) Tính tốc độ của xe trên đoạn đường giữa 2 cổng quang điện. (5) Giữ xe đứng yên rồi thả nhẹ cho xe chuyển động. (6) Đọc khoảng thời gian xe đi giữa 2 cổng quang điện trên đồng hồ hiện số. A. (2), (1), (6), (3), (4), (5). B. (2), (1), (4), (3), (6), (5).