PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 46. Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx

SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:…………………………………………… Số báo danh:…………………………………… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN CHỌN Câu 1: Khi tiến hành thí nghiệm, Mendel đã chọn đối tượng là cây đậu Hà Lan vì loài cây này A. Có chu kỳ sinh trưởng kéo dài và khó lai tạo. B. Có nhiều tính trạng để phân biệt và tự thụ phấn nghiêm ngặt. C. Có khả năng sinh sản vô tính. D. Chỉ có một cặp tính trạng để nghiên cứu. Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng trong tế bào? A. Lưới nội chất. B. Không bào. C. Lục lạp. D. Ribosome. Câu 3: Một tế bào mầm sinh dục có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 thực hiện giảm phân bình thường. Kết thúc giảm phân II, các tế bào con tạo ra có bộ NST là A. 4 NST kép. B. 4 NST đơn. C. 8 NST đơn. D. 8 NST kép. Câu 4: Ở một loài thực vật, allele D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với allele d quy định hoa trắng; tính trạng trung gian sẽ có hoa hồng. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gene nào sau đây tạo ra đời con có kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ 50%? A. Dd × Dd. B. DD × dd. C. Dd × dd. D. DD × Dd. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về cấu trúc của gene? A. Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ trên mạch khuôn của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ trên mạch khuôn của gene. C. Ở sinh vật nhân sơ, những gene có liên quan về mặt chức năng thường tồn tại thành từng nhóm với các vùng mã hoá nằm liền kề nhau. D. Vùng mã hoá có trình tự nucleotide đặc biệt được gọi là promoter. Câu 6: Ở nhóm động vật nào sau đây có giới cái mang cặp NST giới tính ZW và giới đực mang cặp NST giới tính ZZ? A. Trâu, bò, hươu. B. Bồ câu, gà, chim sẻ. Mã đề thi: ......
C. Thỏ, ruồi giấm, sư tử. D. Hổ, mèo rừng, báo. Câu 7: Trường hợp nào sau đây phản ánh sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường? A. Người mắc bệnh bạch tạng sẽ bị rối loạn quá trình sinh tổng hợp lượng sắc tố melanin nên tóc, mất và da của người bệnh có màu nhạt. B. Khi có ánh sáng, thực vật tiến hành quang hợp. Khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng và đạt cực đại ở điểm bão hoà ánh sáng. C. Bệnh mù màu là tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được màu sắc của sự vật như màu đỏ, màu xanh lá, xanh biển hoặc khi pha trộn giữa các màu này với nhau. D. Giống thỏ Himalaya nuôi ở nhiệt độ môi trường 25℃ có đuôi, tai, đầu các chỉ và mồm màu đen còn toàn thân có màu trắng. Khi nuôi ở nhiệt độ môi trường 30℃ thì có lông hoàn toàn trắng. Câu 8: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí qua bề mặt cơ thể? A. Gà lôi. B. Chuồn chuồn. C. Giun tròn. D. Trai sông. Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc NST dẫn đến làm tăng số bản sao của gene trên NST là A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về DNA? A. DNA được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, gồm 4 loại đơn phân là các nucleotide A, T, G và C. B. Sự kết hợp đặc hiệu A−T và G−C trong quá trình tái bản DNA đảm bảo cho thông tin di truyền trong DNA được truyền đạt gần như nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào và cơ thể. C. DNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. D. Thông tin trong DNA có thể được truyền đạt sang tRNA qua quá trình phiên mã và từ tRNA được dịch mã thành các phân tử protein. Câu 11: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại amino acid để cấu tạo nên protein, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về A. Sinh học phân tử. B. Hóa thạch. C. Giải phẫu so sánh. D. Tế bào học. Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về di truyền gene ngoài nhân? (1) Tính trạng được di truyền theo dòng mẹ và chỉ biểu hiện ở giới cái. (2) Gene ngoài nhân nằm trên các phân tử DNA dạng vòng nhỏ trong ti thể, lục lạp. (3) Có sự tái tổ hợp gene ngoài nhân trong quá trình thụ tinh.

B. Trong môi trường có lactose thì protein ức chế hoạt động để cho các gene cấu trúc được biểu hiện. C. Protein ức chế chỉ được tạo ra khi môi trường không có lactose. D. Điều hoà biểu hiện gene là cơ chế góp phần làm cho sản phẩm của gene được tạo thành có lượng phù hợp với tế bào và cơ thể. Câu 18: Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hoá? A. Xương chi trước ở mèo. B. Ruột thừa ở người. C. Ruột tịt ở thú ăn thịt. D. Xương cũng ở người. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI Câu 1: Gene ban đầu tổng hợp chuỗi polypeptide có trình tự amino acid như sau: − Gly − Ser − Cys − Val − Asn – Thr − Gene này bị đột biến tạo ra một gene mới tổng hợp chuỗi polypeptide có trình tự amino acid: − Gly − Arg − Leu − Asn – Thr − Biết rằng các bộ ba mã hoá các amino acid là Gly: GGU; Ser: AGU; Cys: UGC; Val: GUU; Asn: AAC; Thr: ACC; Arg: AGG; Leu: CUU. Đúng Sai a) Nếu sinh vật mang gene đột biến này biểu hiện kiểu hình khác thường thì sẽ tạo ra thể đột biến. b) Số liên kết hydrogen của gene đột biến ít hơn gene ban đầu là 8. c) Đột biến làm giảm chiều dài của gene là 1,02Å. d) Gene ban đầu bị đột biến mất hai cặp nucleotide G−C và một cặp nucleotide A−T. Câu 2: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Lấy 100 hạt mới nhú mầm và chia thành hai phần bằng nhau. Luộc chín một trong hai phần. Tiếp theo cho mỗi phần hạt vào một bình (bình 1 và bình 2), nút chặt nắp đậy và để trong 2 giờ. Sau đó lần lượt mở nắp đậy của các bình và đưa nến đang cháy vào mỗi bình. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình sau:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.