PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text QUẦN XÃ SINH VẬT - đáp án.pdf

QUẦN XÃ SINH VẬT I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài. A. Kí sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Cạnh tranh. D. Hợp tác. Câu 1. Đáp án D. Câu 2. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. kí sinh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 2. Đáp án C. Cây phong lan bám lên cây thân gỗ để sống nhưng không gây hại cho cây thân gỗ. Vì vậy, một loài có lợi còn loài kia trung tính. Câu 3. Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính? A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ vật kí sinh - vật chủ. C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Câu 3. Đáp án A. Hội sinh là mối quan hệ một loài có lợi còn một loài trung tính (không có lợi và không có hại). Câu 4. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào không có sinh vật nào được lợi? A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. B. Quan hệ kí sinh - vật chủ. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Câu 4. Đáp án A. Vì ức chế cảm nhiễm thì một loài có hại, một loài trung tính. Hội sinh thì một loài có lợi; Kí sinh và ăn thịt thì một loài có lợi. Câu 5. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại? A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ. B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi. C. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi. D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm. Câu 5. Đáp án C. Trong các mối quan hệ nói trên thì quan hệ kí sinh – vật chủ luôn có lợi cho vật kí sinh và có hại cho vật chủ. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi luôn có lợi cho vật ăn thịt và có hại cho con mồi. Câu 6. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ: A. kí sinh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác. Câu 6. Đáp án B. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ lớn là mối quan hệ hội sinh.
Cây phong lan bám lên cây gỗ nhưng không gây hại cho cây gỗ, không hút chất dinh dưỡng của cây gỗ. Đối với mối quan hệ này, cây phong lan có lợi nhưng cây gỗ thì không có hại và cũng không có lợi gì. Câu 7. Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzyme phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 7. Đáp án B. Câu 8. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ sinh thái gì? A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hợp tác. Câu 8. Đáp án D. Câu 9. Quần xã sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây? A. Sự phân tầng trong không gian.B. Độ đa dạng về thành phần loài. C. Loài ưu thế và loài đặc trưng. D. Mật độ cá thể của quần thể. Câu 9. Đáp án D. D là đặc trưng của quần thể. Câu 10. Mèo rừng và rắn cùng bắt chuột làm thức ăn; Quan hệ giữa mèo rừng và rắn là quan hệ gì? A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh. Câu 10. Đáp án D. Câu 11. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất, dẫn tới hiện tượng diễn thế sinh thái? A. Loài ưu thế. B. Loài thứ yếu. C. Loài ngẫu nhiên. D. Loài đặc hữu. Câu 11. Đáp án A. Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể đông nhất, tính chất hoạt động mạnh nhất. Do vậy, khi bị mất loài ưu thế thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất. Loài ưu thế thường là loài đóng vai trò trung tâm của các hoạt động sống quần xã. Loài ưu thế là mắt xích chung của rất nhiều chuỗi thức ăn, là nơi làm tổ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài khác, là loài quy định điều kiện môi trường sống. Vì vậy khi mất loài ưu thế thì sẽ gây biến động cả quần xã và gây diễn thế sinh thái. Câu 12. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia? A. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. C. Giun kí sinh trong cơ thể người. D. Trùng roi sống trong ruột mối. Câu 12. Đáp án D.
A. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm à quan hệ ức chế cảm nhiễm. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng à quan hệ kí sinh - vật chủ. C. Giun kí sinh trong cơ thể người. à quan hệ kí sinh. D. Trùng roi sống trong ruột mối. à quan hệ cộng sinh. Câu 13. Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. động vật ăn thịt và con mồi. C. hội sinh. D. cạnh tranh khác loài. Câu 13. Đáp án D. Cạnh tranh khác loài vì cừu và thú có túi là nhưng loài khác nhau. Câu 14. Vườn cây ăn quả có loài côn trùng A chuyên đưa những con rệp lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa của cây ăn quả và thải ra chất dinh dưỡng cho loài côn trùng A ăn. Để đuổi loài côn trùng A, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến ba khoang. Khi được thả vào vườn, loài kiến ba khoang không chỉ tiêu diệt loài côn trùng A mà tiêu diệt cả rệp cây. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Kiến 3 khoang và cây ăn quả là quan hệ hội sinh. B. Côn trùng A và cây ăn quả là quan hệ cạnh tranh. C. Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh hợp tác. D. Côn trùng A và rệp là quan hệ cộng sinh. Câu 14. Đáp án D. A sai. Vì kiến 3 khoang ăn rệp cây nên cả kiến 3 khoang và loài cây ăn quả đều được lợi. B sai. Vì côn trùng A đã gián tiếp khai thác nhựa của cây ăn quả nên đây là sinh vật ăn sinh vật. C sai. Vì kiến 3 khoang ăn côn trùng A. D đúng. Vì côn trùng A và rệp cây cùng nhau phối hợp để ăn nhựa cây. Câu 15. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài. B. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự thích nghi của các loài sinh vật. C. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài. D. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. Câu 15. Đáp án A. A sai. Vì sự phân tầng góp phần làm giảm cạnh tranh khác loài trong quần xã.
Câu 16. Tại các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc nước Mỹ, có loài sao biển (P. ocharaceus) tương đối hiếm, sao biển ăn thịt loài trai (M. californianous). Theo nghiên cứu của Rober Paine, ở trường Đại học Washington, nếu loại bỏ sao biển khỏi vùng ngập triều thì trai độc quyền chiếm giữ trên mặt đá, đồng thời loại bỏ hầu hết các động vật không xương sống và tảo. Đồ thị dưới đây mô tả độ đa dạng loài của quần xã này trong điều kiện có hoặc không có loài sao biển P. ocharaceus. Phát biểu sau đây sai? A. Đường a là đồ thị mô tả biến động số lượng loài của quần xã khi có sao biển P. ocharaceus. B. Khi không có sao biển P. ocharaceus, số lượng loài giảm mạnh. C. Sao biển P. ocharaceus có thể là loài cộng sinh với loài trai. D. Nếu không có loài sao biển thì chỉ sau 3 năm có thể làm cho độ đa dạng về loài giảm khoảng 6 lần. Câu 16: Đáp án C. Vì khi không có sao biển thì loài trai tiêu diệt các loài khác; Còn khi có sao biên thì loài trai không thể tiêu diệt các loài khác. Như vậy chứng tỏ sao biển đã ức chế loài trai (theo kiểu ức chế cảm nhiễm hoặc cạnh tranh hoặc ăn thịt loài trai, ...) chứ không thể là cộng sinh với loài trai. Câu 17. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của tảo biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển (thí nghiệm 1); một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón (thí nghiệm 2); vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón (thí nghiệm 13); và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả của thí nghiệm được mô tả qua đồ thị ở hình bên.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.