Content text CHỦ ĐỀ 6 VẬT LÍ NHIỆT - GV.docx
CHỦ ĐỀ 6. VẬT LÍ NHIỆT Ví dụ minh hoạ Ví dụ 1. Một học sinh nhìn qua kính hiển vi vào một hộp nhỏ chứa không khí và khói được chiếu sáng. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong hộp có các hạt khói. B. Trong hộp có các chấm đen. C. Các hạt khói chuyển động hỗn loạn. D. Các phân tử khói bị các phân tử không khí bắn phá. Hướng dẫn giải Nhìn qua kính hiển vi, ta sẽ quan sát thấy nhóm các phân tử khói (đám khói) bị bắn phá. Chọn D. Ví dụ 2. Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi thả rơi bốn vật bằng thiếc, nhôm, niken, sắt có cùng thể tích từ cùng một độ cao xuống đất (coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật)? VẬT LÍ NHIỆT Nhiệt độ - thang nhiệt độ Khái niệm nhiệt độ Thang nhiệt độ T(K)tC273o. Cấu trúc của chất Mô hình động học phân tử Cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí Nội năng dtUWW Uf(T,V) Định luật I của nhiệt động lực học UAQ Nhiệt dung riêng: C(J/kgK) Nhiệt lượng: QmcT Thực hiện công UA Truyền nhiệt UQ Nóng chảy/đông đặc Nhiệt nóng chảy riêng: (J/kg) Nhiệt lượng: Qm Hoá hơi/ngưng tụ Nhiệt hoá hơi riêng: L (J/kg) Nhiệt lượng: Q = mL
A. Vật bằng thiếc. B. Vật bằng nhôm. C. Vật bằng niken. D. Vật bằng sắt. Hướng dẫn giải Độ giảm cơ năng của vật được thả rơi bằng thế năng của vật. Vật bằng sắt có khối lượng lớn nhất, thế năng lớn nhất nên nội năng của nó tăng lên nhiều nhất. Chọn D. Ví dụ 3. Một khối khí trong xilanh bị nén bởi một lực 240 N tác dụng lên pít-tông làm pít-tông dịch chuyển quãng đường 0,05 m . Vì nhiệt độ của khối khí tăng lên nên nó mất đi 4,0 J năng lượng qua thành xilanh ra môi trường xung quanh. Bỏ qua mọi ma sát, độ tăng nội năng của khối khí bằng J. Hướng dẫn giải Độ tăng nội năng của khối khí ΔUAQFsQ240.0,0548 (J). Đáp án: 8. Ví dụ 4. Một nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo nhiệt độ trong nhà có phạm vi từ 5C∘ đến 50C∘ . Một kĩ thuật viên sửa thiết kế của nhiệt kế này để tạo ra nhiệt kế đo nhiệt độ có phạm vi từ 10C∘ đến 100C∘ . Phát biểu nào sau đây sai? A. Cần dùng ống mao dẫn dài hơn. B. Cần dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn. C. Cần dùng nhiệt kế có bầu nhỏ hơn. D. Thay thuỷ ngân bằng cồn. Hướng dẫn giải So với nhiệt kế cũ, nhiệt kế mới cần đo nhiệt độ cao hơn, phần thể tích nở vì nhiệt của thuỷ ngân lớn hơn. Do đó, cần tăng không gian để thuỷ ngân nở vì nhiệt hoặc giảm lượng thuỷ ngân cần dùng. Vì vậy, các phát biểu A,B,C đúng. Nhiệt độ sôi của cồn là 78,5C∘ nhỏ hơn 100C∘ nên không thể dùng cồn làm nhiệt kế đo nhiệt độ đến 100C∘ . Chọn D. Ví dụ 5. Cho một nhiệt kế thuỷ ngân. a) Khi nhúng nhiệt kế trong nước đá đang tan, cột thuỷ ngân dài 12 mm . Giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế lúc này là ………. C∘ . b) Khi nhiệt kế được đặt trong hơi nước, bên trên mặt nước đang sôi thì cột thuỷ ngân dài 82 mm . Giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế lúc này là ……… C∘ c) Chiều dài của cột thuỷ ngân ở 50C∘ là ……… mm . d) Khi chiều dài của cột thuỷ ngân là 61 mm , số chỉ nhiệt kế là …… C∘ . Hướng dẫn giải
a) Khi nhúng nhiệt kế trong nước đá đang tan, giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế là 0C∘ . b) Khi nhiệt kế được đặt trong hơi nước bên trên mặt nước đang sôi, giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế là 100C∘ . c) Chiều dài cột thuỷ ngân 0C,50C,100C∘∘∘ lần lượt là 0,1020,50,100lllll . Tính được 247 mml . d) Ta có 30361ltl . Tính được 3t70C∘ . Đáp án: a) 0. b) 100 . c) 47. d) 70. Ví dụ 6. Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi thả rơi bốn vật bằng nhôm, đồng, chì, gang có cùng khối lượng từ cùng một độ cao xuống đất (coi như toàn bộ độ giảm cơ năng dùng để làm nóng vật)? A. Vật bằng nhôm có nhiệt dung riêng 880 J/kg.K . B. Vật bằng đồng có nhiệt dung riêng 380 J/kg.K . C. Vật bằng chì có nhiệt dung riêng 120 J/kg.K . D. Vật bằng gang có nhiệt dung riêng 550 J/kg.K . Hướng dẫn giải Độ giảm cơ năng của các vật là như nhau và bằng thế năng của mỗi vật ( ΔAmgh ). Vật có nhiệt dung riêng nhỏ nhất sẽ có nhiệt độ tăng nhiều nhất ΔAQmcΔt . Chọn C. Ví dụ 7. Một khối kim loại nặng 2 kg được nung nóng bởi lò nung có công suất 200 W trong 5 phút thì nhiệt độ của khối kim loại tăng từ 20C∘ lên 51C∘ . Bỏ qua hao phí của lò nung. a) Năng lượng lò nung cung cấp cho khối kim loại là ……….. J. b) Nhiệt dung riêng của khối kim loại là ……… J/kgK c) Một chi tiết máy được chế tạo từ khối kim loại trên. Khi máy hoạt động, chi tiết máy nhận được nhiệt lượng 35 kJ và nhiệt độ của nó tăng từ 30C∘ lên 290C∘ . Nhiệt dung của chi tiết máy là …….. J/K. d) Khối lượng của chi tiết máy là ……… kg . Hướng dẫn giải a) Năng lượng lò nung cung cấp cho khối kim loại: QPt200.5.6060000 J b) Nhiệt dung riêng của khối kim loại: QQmcΔtc967,7 J/kg.K mΔt
c) Nhiệt dung của chi tiết máy: 22222 2 Q QCΔtC134,6 J/K Δt d) Khối lượng của chi tiết máy: 22222 2 C CmΔtm0,14 kg Δt Đáp án: a) 60000. b) 967,7 . c) 134,6 . d) 0,14 . Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chọn một đáp án. Câu 1. Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi thả rơi bốn vật bằng nhôm, đồng, chì, gang có cùng khối lượng từ cùng một độ cao xuống đất (coi như toàn bộ độ giảm cơ năng dùng để làm nóng vật)? A. Vật bằng nhôm có nhiệt dung riêng 880 J/kg.K . B. Vật bằng đồng có nhiệt dung riêng 380 J/kg.K . C. Vật bằng chì có nhiệt dung riêng 120 J/kg.K . D. Vật bằng gang có nhiệt dung riêng 550 J/kg.K . Câu 2. Đặt một viên nước đá có nhiệt độ 0C∘ vào một cốc nước có nhiệt độ 20C∘ . Sau vài phút, một phần nước đá đã tan chảy. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tảng nước đá còn lại có nhiệt độ tăng. B. Nhiệt độ của nước tăng. C. Khối lượng của nước tăng. D. Tổng khối lượng của nước đá và nước giảm. Câu 3. Chọn câu sai trong các câu sau. Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì A. Các phân tử khí chuyển động nhiệt. B. Hai chất khí đã cho không phản ứng hoá học với nhau. C. Giữa các phân tử khí có khoảng trống. D. Nhiệt độ càng cao thì áp suất khí càng lớn. Câu 4. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động không ngừng. C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.