Content text PHẦN III. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐĐ THÍCH NGHI VÀ LOÀI SINH HỌC - HS.docx
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải. 5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau. 6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. Đáp án: Câu 12. Các cơ chế cách ly có bao nhiêu vai trò dưới đây? 1. Góp phần vào sự hình thành loài mới. 2. Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài. 3. Phân hóa các kiểu gene trong quần thể gốc. 4. Không tác dụng đối với từng gene riêng rẽ mà tác dụng đến toàn bộ kiểu gene. Đáp án: Câu 13. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Có bao nhiêu lí do trong các lí do sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản? 1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được. 2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ. 3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau. 4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải. 5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau. 6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. Đáp án: Câu 14. Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn. 2. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. 3. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau. 4. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài. Đáp án: Câu 15. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn tới chúng được xem là 2 loài? 1. Một số con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản. 2. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. 3. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải. 4. Chúng có mùa sinh sản khác nhau. 5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau. 6. Con lai không có cơ quan sinh sản. Đáp án: