PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chương 4_Bài 10_ _Đề bài.pdf


Tính chất thừa nhận 3: Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng. Nhận xét. Một mặt phẳng hoàn toàn xác định nếu biết ba điểm không thẳng hàng thuộc mặt phẳng đó. Ta kí hiệu mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A,B,Clà (ABC). Nếu có nhiều điểm cùng thuộc một mặt phẳng thì ta nói những điểm đó đồng phẳng. Nếu khồng có mặt phẳng nào chứa các điểm đó thì ta nói những điểm đó không đồng phẳng. Tính chất thừa nhận 4: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có điểm chung thì các điềm chung của hai mặt phẳng là một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Chú ý. Đường thẳng chung d (nếu có) của hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng đó và kí hiệu là d  (P)(Q) . Tính chất thừa nhận 5: Trên mỗi mặt phẳng, tất cả các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng. 3. CÁCH XÁC ĐỊNH MỘT MẶT PHẲNG Cách 1: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua ba điểm A, B,C không thẳng hàng của mặt phẳng, kí hiệu  ABC. Cách 2: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua một đường thẳng d và một điểm A không thuộc d, kí hiệu  A,d . Cách 3: Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng a,b cắt nhau, kí hiệu a,b. 4. HÌNH CHÓP VÀ TỨ DIỆN Cho đa giác 1 2 ... A A An và cho điểm S nằm ngoài mặt phẳng chứa đa giác đó. Nối S với các đỉnh 1 2 , ,..., A A An ta được n miền đa giác 1 2 2 3 1 , ,..., . n n SA A SA A SA  A Hình gồm n tam giác đó và đa giác 1 2 3 ... A A A An được gọi là hình chóp 1 2 3 . ... . n S A A A A Trong đó: • Điểm S gọi là đỉnh của hình chóp. • Đa giác 1 2 ... A A An gọi là mặt đáy của hình chóp. • Các đoạn thẳng 1 2 2 3 1 , ,..., A A A A An An gọi là các cạnh đáy của hình chóp. • Các đoạn thẳng 1 2 , ,..., n SA SA SA gọi là các cạnh bên của hình chóp. • Các miền tam giác 1 2 2 3 1 , ,..., n n SA A SA A SA  A gọi là các mặt bên của hình chóp. Chú ý (P) A5 A6 A4 A3 A2 A1 S
Tên của hình chóp được gọi dựa theo tên của đa giác đáy, ví dụ hình chóp có đáy là tứ giác được gọi là hình chóp tứ giác. - Cho bốn điểm A,B,C,D không đồng phẳng. Hình gồm bốn tam giác ABC, ACD, ABD và BCDđượ C gọi là hình tứ diện và được kí hiệu là ABCD. - Trong hình tứ diện ABCD các điểm A,B,C,D được gọi là các đỉnh của tứ diện, các đoạn thẳng AB,BC,CD,DA, AC,BD được gọi là các cạnh của tứ diện, các tam giác ABC, ACD, ABD,BCD được gọi là các mặt của tứ diện. - Trong hình tứ diện, hai cạnh không có đỉnh chung được gọi là hai cạnh đối diện, đỉnh không nằm trên một mặt được gọi là đīnh đối diện với mặt đó. Nhận xét. Hình tứ diện là một hình chóp tam giác mà mặt nào của hình tứ diện cũng có thể được coi là mặt đáy. Chú ý a. Hình chóp tam giác còn được gọi là hình tứ diện. b. Hình tứ diện có bốn mặt là những tam giác đều hay có tất cả các cạnh bằng nhau được gọi là hình tứ diện đều. B. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA Bài 4.1. Trong không gian, cho hai đường thẳng a,b và mặt phẳng P . Những mệnh đề nào sau đây là đúng? a) Nếu a chứa một điểm nằm trong P thì a nằm trong P . b) Nếu a chứa hai điểm phân biệt thuộc P thì a nằm trong P . c) Nếu a và b cùng nằm trong P thì giao điểm (nếu có) của a và b cũng nằm trong P . d) Nếu a nằm trong P và a cắt b thì b nằm trong P . Bài 4.2. Cho tam giác ABC và điểm S không thuộc mặt phẳng  ABC. Lấy D,E là các điểm lần lượt thuộc các cạnh SA, SB và D,E khác S . a) Đường thẳng DE có nằm trong mặt phẳng SAB không? b) Giả sử DE cắt AB tại F . Chứng minh rằng F là điểm chung của hai mặt phẳng SAB và CDE Bài 4.3. Cho mặt phẳng P và hai đường thẳng a,b nằm trong P . Một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b tại hai điểm phân biệt. Chứng minh rằng đường thẳng c nằm trong mặt phẳng P . Bài 4.4. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD và M là một điểm thuộc cạnh SC ( M khác S,C) . Giả sử hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại N . Chứng minh rằng đường thẳng MN là giao tuyến của hai mặt phẳng  ABM  và SCD. Bài 4.5. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD và lấy một điểm E thuộc cạnh SA của hình chóp (E khác S, A) . Trong mặt phẳng  ABCD vẽ một đường thẳng d cắt các cạnh CB,CD lần lượt tại M , N và cắt các tia AB, AD lần lượt tại P,Q . a) Xác định giao điểm của mpE,d  với các cạnh SB, SD của hình chóp. b) Xác định giao tuyến của mpE,d  với các mặt của hình chóp.
Bài 4.6. Cho hình tứ diện ABCD . Trên các cạnh AC, BC, BD lần lượt lấy các điểm M , N, P sao cho AM  CM , BN  CN, BP  2DP . a) Xác định giao điểm của đường thẳng CD và mặt phẳng MNP . b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng  ACD và MNP . Bài 4.7. Tại các nhà hàng, khách sạn, nhân viên phục vụ bàn thường xuyên phải bưng bê nhiều khay, địa đồ ăn khác nhau. Một trong những nguyên tắc nhân viên cần nhớ là khay phải được bưng bằng ít nhất 3 ngón tay. Hãy giải thích tại sao. Bài 4.8. Bàn cắt giấy là một dụng cụ được sử dụng thường xuyên ở các cửa hàng photo-copy. Bàn cắt giấy gồm hai phần chính: phần bàn hình chữ nhật có chia kích thước giấy và phần dao cắt có một đầu được cố định vào bàn. Hãy giải thích tại sao khi sử dụng bàn cắt giấy thì các đường cắt luôn là đường thẳng. C. PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng 1. Phương pháp Để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, ta đi tìm hai điểm chung của chúng. Đường thẳng đi qua hai điểm chung đó chính là giao tuyến Chú ý: Điểm chung của hai mặt phẳng P và Q thường được tìm như sau:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.