PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text SÁCH BÀI TẬP KHTN 7 - KẾT NỐI.doc

1 BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN Bài 1.1 trang 4 sách bài tập KHTN 7: Các khẳng định trong bảng sau đúng hay sai? STT Khẳng định Đúng/ Sai 1 Các kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên gồm: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo 2 Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước: đề xuất vấn đề, đưa ra dự đoán, lập kế hoạch kiểm tra dự đoán, thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán, viết báo cáo, đề xuất ý kiến (nếu có) 3 Đối tượng nghiên cứu của khoa học là các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính cơ bản, sự vận động của thế giới tự nhiên,... 4 Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên và khoa học Trái Đất 5 Nghiên cứu các sự vật và hiện tượng tự nhiên không  nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống 6 Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điểu gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và sự suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên 7 Kĩ năng đo được hình thành và phát triển không theo trình tự 8 Trong kĩ năng đo không cần thực hiện việc ước lượng, thực hiện các phép đo, xác định độ chính xác của kết quả đo 9 Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng các môn học: Toán học, Hóa học và Sinh học Lời giải: STT Khẳng định Đúng/ Sai 1 Các kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên gồm: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo Đúng 2 Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước: đề xuất vấn đề, đưa ra dự đoán, lập kế hoạch kiểm tra dự đoán, thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán, viết báo cáo, đề xuất ý kiến (nếu có) Đúng 3 Đối tượng nghiên cứu của khoa học là các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính cơ bản, sự vận động của thế giới tự nhiên,... Đúng 4 Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên và khoa học Trái Đất Đúng 5 Nghiên cứu các sự vật và hiện tượng tự nhiên không  nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Sai 6 Kĩ năng dự báo là kĩ năng đề xuất điểu gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và sự suy luận của con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên Đúng 7 Kĩ năng đo được hình thành và phát triển không theo trình tự Sai 8 Trong kĩ năng đo không cần thực hiện việc ước lượng, thực hiện các phép đo, xác định độ chính xác của kết quả đo Sai 9 Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng các môn học: Toán học, Hóa học và Sinh học Sai Bài 1.2 trang 4 sách bài tập KHTN 7: Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng. Cột A Cột B
2 1) Nước mưa a) do ánh sáng từ Mặt Trời 2) Một số loài thực vật b) ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật 3) Trời nắng c) có khi trời mưa 4) Phân bón d) rụng lá vào mùa đông Lời giải: 1 – c: Nước mưa có khi trời mưa. 2 – d: Một số loài thực vật rụng lá và mùa đông. 3 – a: Trời nắng do ánh sáng từ Mặt Trời. 4 – b: Phân bón ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Bài 1.3 trang 5 sách bài tập KHTN 7: Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, … về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Lời giải: Đáp án đúng là: B Sửa lại: Dự báo là kĩ năng cần thiết của người làm nghiên cứu. Bài 1.4 trang 5 sách bài tập KHTN 7: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Lời giải: Đáp án đúng là: D Dựa vào kĩ năng đo con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên. Bài 1.5 trang 5 sách bài tập KHTN 7: Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (3) → (2) → (4). C. (3) → (2) → (4) → (1). D. (2) → (1) → (4) → (3). Lời giải: Đáp án đúng là: D Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là: (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp. (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. Bài 1.6 trang 6 sách bài tập KHTN 7: Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích kết quả thu được. Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày Lần đo Thời gian Kết quả thu được 1 6 giờ 162,4 cm 2 12 giờ 161,8 cm 3 18 giờ 161,1 cm

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.