Content text 20. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Huế - có lời giải.docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 THÀNH PHỐ HUẾ Môn Sinh học ĐỀ MINH HỌA Thời gian làm bài: 50 phút Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một đáp án. Câu 1. Những thành phần không có ở tế bào động vật là A. thành cellulose, lục lạp. B. lục lạp, ti thể. C. không bào, lục lạp. D. thành cellulose, không bào. Câu 2. Đối tượng nghiên cứu quy luật di truyền của Mendel là A. đậu Hà Lan. B. ruồi giấm. C. hoa phấn. D. cừu Dolly. Câu 3. Hình bên dưới mô tả quá trình nào ở tế bào? A. quá trình nguyên phân B. quá trình giảm phân C. quá trình truyền thông tin D. quá trình hô hấp Câu 4. Thoát hơi nước ở lá có những vai trò nào sau đây? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Giải phóng O 2 giúp điều hoà không khí. A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 5. Đột biến gene là A. biến đổi trong cấu trúc gene chỉ liên quan một cặp nucleotide. B. những biến đổi trong trong cấu trúc gene. C. những biến đổi trong cấu trúc gene liên quan đến một hay một số cặp nucleotide. D. những biến đổi trong cấu trúc gene liên quan cặp A-T.
giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm chứng tỏ tỉ lệ sống sót khi xử lí DDT lần đầu tiên đã biến thiên từ 0% đến 100% tuỳ từng dòng. Khả năng kháng DDT: A. Chỉ xuất hiện tạm thời trong quần thể do tác động trực tiếp của DDT. B. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. C. Xảy ra sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. D. Xuất hiện do đột biến xảy ra do DTT là tác nhân gây đột biến gene. Câu 16. Khi nói về đặc trưng nhóm tuổi trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Để xây dựng tháp tuổi người ta dựa vào tuổi sinh lí. B. Tháp tuổi có đáy bé đỉnh lớn thể hiện quần thể đang phát triển. C. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của quần thể. D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. Câu 17. Ổ sinh thái dinh dưỡng của năm quần thể thuộc năm loài thú sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể A có kích thước nhỏ hơn kích thước quần thể D và kích thước lớn hơn quần thể E . B. Quần thể D và E có ổ sinh thái trùng nhau nên giữa chúng có sự cạnh tranh gay gắt về thức ăn, nơi ở. C. Vì quần thể A và E không trùng ổ sinh thái dinh dưỡng nên chúng không bao giờ xảy ra cạnh tranh. D. So với quần thể C, quần thể B có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng lặp với nhiều quần thể hơn. Câu 18. Trong trồng trọt để tận dụng nguồn sống và giảm cạnh tranh giữa các cây trồng, người nông dân thường trồng cây dựa trên kiểu phân bố nào sau đây? A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố ngẫu nhiên. C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố liên tục Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Dưới đây là hình ảnh trạng thái các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. Quan sát hình ảnh và cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai ? a) Hình (b), (c) là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.