PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 2 VIỆT NAM TỪ 1918-1945.docx

CHỦ ĐỀ 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 PHẦN I. MỤC TIÊU THEO CHƯƠNG TRÌNH 2018 PHẦN 1: MỤC TIÊU THEO CHƯƠNG TRÌNH 2018 1. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 Thông hiểu Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Nhận biết – Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930. Thông hiểu – Trình bày được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng – Đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939 Thông hiểu – Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939. 4. Cách mạng tháng Tám năm 1945 Nhận biết – Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản. – Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Thông hiểu – Trình bày được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước. – Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vận dụng – Đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. PHẦN 2: NỘI DUNG I. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 - 1930 I.1. LÝ THUYẾT I.1.1. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI - Thế giới: + Chiến tranh thế giới kết thúc, thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của Quốc tế cộng sản (1919) đã tác động to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào giải phóng dân tộc. - Đông Dương: + Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp được tiến hành ở Đông Dương dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Việt Nam, tạo tiền đề về tư tưởng, văn hóa, xã hội cho sự phát triển của phong trào yêu nước ở Việt Nam. Một số hoạt động tiêu biểu: Tại Trung Quốc: + Thời gian: 1923 - 1924 + Tổ chức: Tâm tâm xã (1923) ở Quảng Châu + Mục đích: “khôi phục quyền làm người của người Việt Nam” + Hoạt động tiêu biểu: mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh tại Sa Diện (Quảng Châu, 1924) Tại Pháp: +Thời gian: 1919 + Tổ chức: Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp + Mục đích: Lên án chế độ quân chủ trong nước, thể hiện tinh thần dân tộc + Hoạt động tiêu biểu: Viết nhiều tác phẩm lên án chế độ quân chủ trong nước và thể hiện tinh thần dân tộc. Đặc biệt, ngày 18-6-1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam ở Pháp, Người đã gửi tới hội nghị Véc- xây bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. 
�� Các hoạt động yêu nước diễn ra còn nhỏ lẻ nhưng thể hiện được tinh thần yêu nước của những người trí thức trẻ, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển. I.1.2. PHONG TRÀO CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN VÀ TẦNG LỚP TIỂU TƯ SẢN * PHONG TRÀO CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN Thành phần tham gia Giai cấp tư sản, đại địa chủ Mục đích - Chống lại sự canh tranh, chèn ép của tư sản Hoa kiều và tư sản Pháp - Đòi quyền tự do, dân chủ, được tham gia vào bộ máy chính quyền Hình thức đấu tranh - Hòa bình: Ra một số tờ báo: Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, Tiếng vang An Nam, … - Thành lập một số hội: Việt Nam Quốc dân Đảng thiên về hoạt động ám sát, bạo lực vũ trang để chống Pháp. Phong trào tiêu biểu - Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động dùng hàng Việt Nam (1919) - Chống độc quyền cảng Sài Gòn của tư sản Pháp (1923) - Đầu năm 1929, một số Đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng tiến hành áp sát Ba-đanh (trùm mộ phu ở Bắc Kì); đêm 9/2/1930, phát động khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái, Phú Thọ, … Kết quả Thất bại * PHONG TRÀO CỦA GIAI CẤP TIỂU TƯ SẢN Thành phần tham gia Tiểu tư sản (học sinh, sinh viên, …) Mục đích Tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước Hình thức đấu tranh - Chủ yếu đấu tranh bằng hình thức hòa bình: + Mở các nhà xuất bản tiến bộ: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã + Ra báo: Chuông rạn, An Nam trẻ,… + Thành lập tổ chức chính trị: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên, … Phong trào tiêu biểu - Đòi các nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và truy điệu Phan
Châu Trinh (1926), … - Năm 1924, tại Quảng Châu, Phạm Hồng Thái (thành viên của Tâm tâm xã) thực hiện vụ Ám sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh. Kết quả Thất bại LƯU Ý - Trong sách Cánh diều gộp các hoạt động của Tâm Tâm xã vào phong trào tư sản và tiểu tư sản Việt Nam giai đoạn 1918 – 1925. Và chia phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản theo giai đoạn nhưng lại không có sự phân chia cụ thể. Khi đọc, học sinh sẽ khó phân biệt đâu là phong trào của giai cấp tư sản và phong trào của giai cấp tiểu tư sản. - Sách CTST không nhắc tới hoạt động của Tâm Tâm xã nhưng trong hai bộ KNTT, Cánh diều đều có. Trong quá trình giảng, các đ/c bổ sung thêm cho học sinh. - Theo nhóm, các đ/c nên phân chia phong trào của hai giai cấp này theo sách KNTT như bảng trên sẽ khoa học hơn. - Cả ba cuốn sách đều không nhắc tới Hội Việt Nam cách mạng thanh niên trong phong trào của giai cấp tiểu tư sản. NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN DÂN TỘC VÀ TẦNG LỚP TIỂU TƯ SẢN. - Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc: + Tích cực: giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài. + Hạn chế: các hoạt động tư sản dân tộc chỉ mang tính chất cải lương giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua. - Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản: + Tích cực: có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới. + Hạn chế: họ chưa tổ chức thành chính đảng nên đấu tranh mang tính chất xốc nổi, ấu trĩ. I.1.3. PHONG TRÀO CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Trước 1925: Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ tuy nhiên còn lẻ tẻ. + Hình thức: Bãi công (phá hợp đồng, bỏ trốn, lãn công, …) + Mục đích: đòi tăng lương, giảm giờ làm

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.