Content text ĐỀ 1 - GV.docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. ĐÁP ÁN + LỜI GIẢI CHI TIẾT 1.A 2.D 3.C 4.C 5.B 6.C 7.B 8.C 9.A 10.B 11.D 12.B 13.A 14.B 15.A 16.A 17.C 18.A PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. Câu 1: Chọn đáp án A Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về tính chất của thể khí. Cách giải: Chất khí có hình dạng và thể tích của vật chứa nó “ Có hình dạng và thể tích riêng” không phải là tính chất của chất ở thể khí. Chọn đáp án A Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định. C. Chuyển động hoàn toàn tự do. D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 2: Chọn đáp án D Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về tính chất của thể lỏng. Cách giải: Trong chất lỏng, các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất rắn. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn trong chất rắn nên không giữ được các phân tử ở các vị trí xác định nhưng vẫn đủ để giữ các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Các phân tử chất lỏng linh động hơn các phân tử chất rắn do chúng dao động xung quanh các vị trí cân bằng và các vị trí cân bằng này lại có thể dịch chuyển. Vì thế, một lượng chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. “Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định” là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng. Chọn đáp án D Câu 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi? A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng. C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Câu 3: Chọn đáp án C Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về tính chất của thể lỏng. Cách giải: Mã đề thi: 1
Sự hóa hơi thể hiện ở hai hiện tượng tượng: sự bay hơi và sự sôi. − Sự bay hơi: + Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng và ở mọi nhiệt độ. + Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, tốc độ gió. − Sự sôi: + Sự hóa hơi diễn ra trên bề mặt và trong lòng chất lỏng gọi là sự sôi. + Mỗi chất sôi ở một nhiệt độ xác định và không đổi trong suốt quá trình sôi. + Nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc vào áp suất khí trên bề mặt thoáng. Đặc điểm không phải của sự sôi là: Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Chọn đáp án C Câu 4: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật A. ngừng chuyển động. B. nhận thêm động năng. C. chuyển động chậm đi. D. va chạm vào nhau. Câu 4: Chọn đáp án C Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về thuyết động học phân tử chất khí. Cách giải: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi. Chọn đáp án C Câu 5: Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức ∆U = A + Q của nguyên lí I nhiệt động lực học? A. Vật nhận công A < 0, vật nhận nhiệt Q < 0. B. Vật nhận công A > 0, vật nhận nhiệt Q > 0. C. Vật thực hiện công A < 0, vật truyền nhiệt Q > 0. D. Vật thực hiện công A > 0, vật truyền nhiệt Q < 0. Câu 5: Chọn đáp án B Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về nguyên lí I nhiệt động lực học. Cách giải: − Nguyên lí I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ∆U = A + Q − Quy ước dấu: + A > 0: Hệ nhận công + A < 0: Hệ thực hiện công + Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng + Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng Vật nhận công A > 0, vật nhận nhiệt Q > 0. Chọn đáp án B Câu 6: Cho 20 g chất rắn ở nhiệt độ 70 0 C vào 100 g chất lỏng ở 20 0 C. Cân bằng nhiệt đạt được ở 30 0 C. Nhiệt dung riêng của chất rắn A. tương đương với nhiệt dung riêng chất lỏng. B. nhỏ hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. C. lớn hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. D. không thể so sánh được với vật liệu ở thể khác Câu 6: Chọn đáp án C Phương pháp: Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q toa = Q thu Cách giải: rm20g0,02kg m100g0,1kg ℓ Ta có: toathurQQ0,02.c.400,1.c.10 ℓ r r c0,1.101 cc c0,02.400,8 ℓ ℓ Chọn đáp án C
Câu 7: Nhiệt độ của nước trong phòng theo nhiệt giai Celsius là 27 0 C. Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ này là A. 48,6 0 F. B. 80,6 0 F. C. 15 0 F. D. 47 0 F. Câu 7: Chọn đáp án B Phương pháp: Công thức đổi nhiệt độ: 00tF1,8tC32 Cách giải: Công thức đổi nhiệt độ: 00tF1,8tC32 Áp dụng: 00tF1,8.273280,6F Chọn đáp án B Câu 8: Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”. B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”. C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”. D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”. Câu 8: Chọn đáp án C Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về nhiệt dung riêng. Cách giải: Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C (tăng thêm 1K) Suy ra: + Chất có nhiệt dung riêng càng nhỏ thì càng nhanh nóng lên/nhanh nguội đi. + Chất có nhiệt dụng riêng càng lớn thì càng chậm nóng lên/chậm nguội đi. Từ cần điền: Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có nhiệt dung riêng lớn nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho nhiệt độ của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác Chọn đáp án C Câu 9: Lấy 0,01 kg hơi nước ở 100 0 C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2 kg nước ở 9,5 0 C. Nhiệt độ cuối cùng là 40 0 C, cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt hóa hơi của nước bằng A. 2,3.10 6 J/kg. B. 2,5.10 6 J/kg. C. 2.10 6 J/kg. D. 2,7.10 6 J/kg. Câu 9: Chọn đáp án A Phương pháp: Sử dụng các công thức: QL.m Qmct Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q toa = Q thu Cách giải: Hơi nước Ngưng tụNước 0 100C 0 100C 0 40C 0 40C 0 9,5C Nhiệt lượng tỏa ra: toa111QL.mm.c.t
Nhiệt lượng thu vào: thu22Qm.c.t Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: toathu11122QQL.mm.c.tm.c.t 0,01.L0,01.4180.100600,2.4180.409,5 6L2,3.10J/kg Chọn đáp án A Câu 10: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 10: Chọn đáp án B Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về nhiệt lượng. Cách giải: Phát biểu không đúng về nhiệt lượng: Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. Chọn đáp án B Câu 11: Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì (1). các phân tử khí chuyển động nhiệt. (2). các chất khí đã cho không có phản ứng hoá học với nhau. (3). giữa các phân tử khí có khoảng trống. A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. cả (1), (2) và (3). Câu 11: Chọn đáp án D Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về thuyết động học phân tử chất khí. Cách giải: Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì các phân tử chuyển động nhiệt, giữa các phân tử khí có khoảng trống và các khí đã cho không có phản ứng hóa học với nhau. Chọn đáp án D Câu 12: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí A. xích lại gần nhau hơn. B. có tốc độ trung bình lớn hơn. C. nở ra lớn hơn. D. liên kết lại với nhau. Câu 12: Chọn đáp án B Phương pháp: Sử dụng lý thuyết về thuyết động học phân tử chất khí. Cách giải: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí linh động hơn, chuyển động nhanh hơn nên tốc độ trung bình lớn hơn. Chọn đáp án B Câu 13: Giữ áp suất của một khối lượng khí nhất định không đổi và giảm nhiệt độ thì khối lượng riêng của khí A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng đến cực đại rồi giảm đi. Câu 13: Chọn đáp án A Phương pháp: Trong quá trình đẳng áp ta có: TV∼ Cách giải: Khối lượng riêng: m V Trong quá trình đẳng áp ta có: TV∼ Khi giảm nhiệt độ T thì thể tích V giảm. Vậy khi V giảm, khối lượng m giữ nguyên tăng.