Content text Đề 1_Cuối kì 1_VL12.docx
1 ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: VẬT LÝ 12 Theo cấu trúc mới của BGD Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ------------------------------------------------------- PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho biết mối liên hệ giữa thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Fahrenheit là TF1,8tC32 . Một vật có nhiệt độ theo thang Celsius là 52C . Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là A. 125,6F . B. 152,6F . C. 126,5F . D. 162,5F . Câu 2. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A. Hóa hơi. B. Đông đặc. C. Nóng chảy. D. Ngưng tụ. Câu 3. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt lượng Q và sinh công A, nội năng của một lượng khí biến thiên một lượng ΔU = A + Q. Khi đó, A và Q phải thỏa mãn điều kiện nào dưới đây? A. Q < 0 và A > 0. B. Q < 0 và A < 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q > 0 và A > 0. Câu 4. Mẹ dùng ấm siêu tốc với vỏ cách nhiệt bên ngoài để đun nóng 1ítℓ n ước (tương đương 1kg ) từ 25C lên 100C để pha sữa cho con. Biết nhiệt dung riêng của nước là . 4200J/kgK . Nhiệt lượng mà nước hấp thụ có giá trị bằng bao nhiêu? A. 315kJ. B. 315J. C. 31,5kJ. D. 0,315kJ. Câu 5. Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27°C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 60°C. Áp suất khí đã tăng A. 2,78 lần. B. 3,2 lần. C. 2,24 lần. D. 2,85 lần. Câu 6. Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.10 5 (J/kg) có ý nghĩa gì? A. Khối đồng sẽ toả ra nhiệt lượng 1,8.10 5 (J) khi nóng chảy hoàn toàn. B. Mỗi kilôgam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.10 5 (J) để hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.10 5 (J) để hoá lỏng. D. Mỗi kilôgam đồng toả ra nhiệt lượng 1,8.10 5 (J) khi hoá lỏng hoàn toàn. Câu 7. Khi nhiệt độ của khí lý tưởng tăng từ 027C đến 0227C giữ khối lượng và áp suất không đổi thì thể tích của khí sẽ tăng lên A. 33,33% . B. 66,66% . C. 30% . D. 60% . Câu 8. Cho p là áp suất, V là thể tích, T (K) là nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lí tưởng xác định. Hình nào dưới đây biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó khác với các hình còn lại?
2 A. Hình 4. B. Hình 3. C. Hình 2. D. Hình 1. Câu 9. Chuyển động nào sau đây không được coi là chuyển động Brown? A. Chuyển động của hạt bụi lơ lửng trong không khí khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. B. Chuyển động của bột phấn hoa trong nước. C. Chuyển động của các hạt muối trong nước giọt nước. D. Chuyển động thẳng đứng của các hạt bụi trong khí nóng khi thổi xi măng dạng ván tường. Câu 10. Khi một lượng khí lý tưởng trong bình kín chịu quá trình đẳng nhiệt, nếu thể tích tăng gấp đôi thì: A. Áp suất giảm một nửa, nhiệt độ tăng. B. Áp suất giảm một nửa, nhiệt độ không đổi. C. Áp suất tăng gấp đôi, nhiệt độ không đổi. D. Áp suất không đổi, thể tích tỉ lệ thuận với áp suất. Câu 11. Biểu thức nào sau đâ là đúng khi xét quá trình biến đổi đẳng tích của một khối lượng khí lí tưởng xác định? A. 1221pTpT. B. 21 12 pT . pT C. 1122pTpT. D. 12 21 pT . pT Câu 12. Trong hệ tọa độ p,V, đ ường đẳng nhiệt là A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục Op. C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài đi qua O. Câu 13. Một bình chứa đầy khí lí tưởng ở áp suất 10 atm và nhiệt độ 27C . Một nửa khối lượng khí được lấy ra khỏi bình và nhiệt độ của khí còn lại tăng lên 87C . Khi đó áp suất của khí trong bình sẽ là A. 12 atm. B. 6 atm. C. 7 atm. D. 8 atm. Câu 14. Một bình có dung tích 15 lít chứa 16 g khí oxygen. Khối lượng mol của phân tử oxygen là 32 g/mol. Mật độ phân tử khí trong bình bằng A. 246,4.10 p hân tử 3/m . B. 233,01.10 phân tử 3/m . C. 254,51.10 phân tử 3/m . D. 252.10 phân tử 3/m . Câu 15. Một khối khí xác định có động năng trung bình của mỗi phân tử khí tăng lên 2 lần thì A. áp suất khí tăng 2 lần. B. khối lượng của phân tử khí giảm 2 lần. C.trung bình của bình phương tốc độ tăng 4 lần. D.số lần va chạm của phân tử khí với thành bình tăng 2 lần. Câu 16. Động năng trung bình của các phân tử khí lý tưởng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Áp suất của chất khí.
3 B. Thể tích của bình chứa. C. Khối lượng phân tử của chất khí. D. Nhiệt độ tuyệt đối của chất khí. Câu 17. Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi đẳng tích ở hai thể tích khác nhau được biểu diễn như Hình 7.1. Quan hệ giữa 1V và 2V là: A. 12VV. B. 12VV. C. 12VV. D. không so sánh được. Câu 18. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi 4 kg hơi nước ở 100 o C ngưng tụ thành nước ở 22 o C. Nước có nhiệt dung riêng 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi 2,3.10 6 J/kg. A. 11504160 J B. 10504160 J C. 12504160 J D. 13504160 J PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho một lượng khí lí tưởng nhận công để biến đổi từ trạng thái (1) sang trang thái (2) như đồ thị hình bên. Biết nhiệt độ của khối khí ở trạng thái (1) là 600 K. a) Nhiệt độ của khối khí ở trạng thái (2) là 240C . b) Khối khí nhận một công có giá trị 480 J. c) Khối khí nhận từ môi trường bên ngoài một nhiệt lượng 1620 J. d) Nội năng của khối khí tăng thêm một lương 1140 J. Câu 2. Trên hình vẽ biểu diễn đồ thị đông đặc của một chất lỏng có khối lượng 100g a) Nhiệt dung riêng của chất lỏng bằng 2000 J/kg.K b) Nhiệt lượng của chất lỏng trên tỏa ra để hạ nhiệt độ từ -20 0 C xuống -40 0 C là 6000J c) Đoạn AB biểu diễn quá trình hạ nhiệt độ của chất lỏng, đoạn BC biểu diễn quá trình đông đặc của chất lỏng.
4 d) Giá trị của x = 6 Câu 3. Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái như đồ thị dưới đây. Cho 1V2 l ít; 1p0,5 atm; 1T300 K ; 2V6 lít . Các phát biểu sau đây đúng hay sai: a) Quá trình biến từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là quá trình nén đẳng áp. b) Quá trình biến đổi từ trạng thái (3) sang trạng thái (1) là làm lạnh đẳng tích. c) Giá trị nhiệt độ 2T là 600 K. d) Áp suất khối khí ở trạng thái (3) là 1,5 atm. Câu 4. Xét một khối khí có áp suất là 2,00 MPa. Biết số phân tử khí trong 1,00 cm 3 là 4,835.10 20 ; hằng số Boltzmann là k = 1,38.10 –23 J/K. a) Mật độ phân tử của khối khí này là 4,835.10 26 phân tử/m 3 . b) Động năng trung bình của phân tử khí là 8,26.10 –21 J. c) Nhiệt độ của khí là 299,5 K. d) Nếu nhiệt độ tăng gấp đôi thì tốc độ của các phân tử khí cũng tăng gấp đôi.